- Chứng từ ghi sổ:
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của phòng kế toán tại SCB An Giang:
Tập thể cán bộ, công nhân viên của phòng kế toán SCB An Giang có tinh thần trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ân cần. Đa phần có trình độ cao đẳng, đại học trở lên nên kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững, phần lớn đội ngũ cán bộ rất trẻ, năng động linh hoạt nên rất thuận lợi trong quá trình học hỏi cái mới.
SCB đã trang bị phần mềm quản lý Smartbank. Phần mềm này tuy còn một số nhược điểm song đã thể hiện được vai trò quan trọng và nhiều tiện ích trong thời gian sử dụng.
2.2.3.2. Khó khăn :
SCB An Giang chỉ mới hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang gần 3 năm, vì vậy chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng khu vực. Với nguồn nhân lực còn ít trong khi số lượng công việc kế toán lại nhiều gây trở ngại trong công tác kế toán tại phòng giao dịch.
Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, các phòng giao dịch của ngân hàng lớn trang bị phần mềm hiện đại do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc làm thủ tục cho vay và huy động vốn của ngân hàng.
Sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng đã làm cho việc thu hút khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn.
2.2.4. Sản phẩm, dịch vụ chính của chi nhánh :
¾ Huy động vốn:
• Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn.
• Các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi.
• Tiết kiệm Tích lũy linh hoạt: Tích lũy học tập, tích lũy hưu trí, tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, du lịch, thành đạt, nhà đất…
• Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
• Sản phẩm tiết kiệm dành cho phụ nữ: Tiết kiệm 8 chữ vàng, Tài khoản chiếc ví thông minh, Tài khoản Bà Triệu …
• Chính sách tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên. ¾ Tín dụng:
• Cho vay ngắn hạn.
• Cho vay trung và dài hạn: + Cho vay đầu tư dự án.
+ Cho vay xây dựng nhà xưởng. + Cho vay mua sắm máy móc thiết bị. • Cho vay mua xe ô tô.
• Cho vay sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở. • Cho vay hỗ trợ học tập.
• Cho vay tiêu dùng.
• Bảo lãnh trong và ngoài nước.
• Các chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn tại SCB: + Hỗ trợ lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh.
+ Miễn phí các dịch vụ thanh toán trong nước có liên quan. • Kinh doanh bán sỉ:
+ Cho vay ủy thác.
+ Cho vay đồng tài trợ, đồng bảo lãnh ¾ Dịch vụ:
• Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương. Dịch vụ thanh toán quốc tế(nhờ thu, thanh toán xuất/nhập khẩu theo thư tín dụng…). • Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
• Dịch vụ kiều hối. • Dịch vụ thẻ.
• Dịch vụ SMS Banking, Internet Banking. • Dịch vụ Ngân quỹ.
• Dịch vụ khác.
2.2.5. Tiền gửi tiết kiệm tại SCB – chi nhánh AG bao gồm :
¾ Theo loại tiền tệ :
• Tài khoản TGTK bằng đồng Việt Nam ( VND) • Tài khoản TGTK bằng ngoại tệ.
• Các loại TGTK có bảo đảm giá trị theo giá ngoại tệ. • Các loại TGTK có bảo đảm giá trị theo giá vàng. ¾ Theo kỳ hạn gửi :
• Tài khoản TGTK không kỳ hạn. • Tài khoản TGTK có kỳ hạn.
Các loại kỳ hạn cụ thể do Tổng Giám Đốc SCB quy định trong từng thời kì hoặc trong từng loại sản phẩm TGTK.
¾ Theo chủ tài khoản TGTK:
• Tài khoản TGTK của cá nhân.
• Tài khoản TGTK của các Đồng chủ tài khoản.
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây: Bảng 2.1 : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI Bảng 2.1 : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI
NHÁNH TRONG 3 NĂM
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập từ hoạt động tín dụng 505,40 12.733,00 65.150,60
Chi phí hoạt động tín dụng 94,50 4.485,90 54.048,20
Thu nhập từ lãi 410,90 8.247,10 11.102,40
Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 37,60 1.139,20 2.584,80
Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ -19,20 840,10 2.271,70
Thu nhập khác 31,30 101
Chi phí khác 2,10 95,30
Lãi lỗ hoạt động khác 29,20 5,70
Chi phí hoạt động 364,40 6.880,40 7.750,10
Lợi nhuận sau thuế 27,30 2.236 5.629,70
Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy Ngân hàng SCB An Giang đã được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh thể hiện ở phần lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trưởng qua các năm; tuy lợi nhuận thuần trong năm 2006 là con số âm 19,20 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 840,10 triệu đồng, tăng 820,9 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,76 % so với năm 2006.
Từ năm 2007 trở đi, chi nhánh đã đi vào hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận không ngừng tăng lên, dần dần đã tạo được uy tín và thương hiệu trên địa bàn tỉnh An Giang. Tính đến thời điểm năm 2008, lợi nhuận thuần của chi nhánh đạt được là 2.271,70 triệu đồng ( tăng gấp 2,7 lần so với năm 2007 ). Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 đạt 5.629,70 triệu đồng tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007. Số liệu báo cáo thể hiện hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2007, 2008 có hiệu quả hơn năm 2006. Nhưng phải nghiêm túc nhận thấy rằng kết quả này vẫn chưa vững chắc bao gồm cả nguồn vốn cũng như dư nợ và chất lượng tín dụng, trong đó nghiệp vụ quan trọng nhất là thu lãi cho vay và thu dịch vụ ngân hàng. Mặc dù ở địa bàn có nhiều thuận lợi cho kinh doanh song do sức vươn lên của một số ngân hàng cạnh tranh nên ảnh hưởng lớn đến SCB An Giang. Để có thể hòa mình vào dòng chảy cơ chế thị trường, bám sát định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống cũng như trong toàn bộ nền kinh tế để đứng vững trong cạnh tranh điều đó đòi hỏi một sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ, phòng ban trong thời gian tới.
Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của chi nhánh trong 3 năm -10000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận thuần Chi phí Doanh thu S ố ti ề n : tri ệ u đồ ng
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. Khái quát công tác huy động vốn của chi nhánh AG trong 3 năm gần đây :
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng không phải chỉ nhìn trên kết quả của công tác tín dụng vì nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính dùng nguồn vốn huy động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận hay nói cách khác công tác huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề đó là kinh doanh tiền tệ. Chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, nguồn vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu tín dụng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới thực sự có hiệu quả.
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng SCB An Giang đã rất quan tâm đến nghiệp vụ huy động vốn mà chủ yếu là công tác kế toán huy động vốn. Ngân hàng thực hiện các quy chế dự trữ bắt buộc, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM đồng thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lí điều hành vốn kinh doanh của mình ( hàng tháng, quý, năm ). Uy tín của Ngân hàng SCB ngày càng tăng, chi nhánh SCB An Giang trên đà đổi mới và phát triển cùng với quá trình phát triển và đổi mới của đất nước thời hội nhập.
Với nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua SCB An Giang đã đạt
được những thành quả đáng khích lệ. Để thấy rõ tình hình huy động vốn của SCB An
Giang ta nghiên cứu bảng 1.
Bảng 3.1 : Kết cấu nguồn vốn huy động của SCB AG
Đơn vị tính : triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007-2008 Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%) Tổng nguồn VHĐ 21,791.20 100 104,007.20 100 138,183.00 100 34,175.80 32,86 TG TCTD trong nước bằng đồng VN 0 0 10,594.40 10.2 2,519.80 1.82 -8,074.60 -76,22 TG của KH 21,791.20 100 93,412.80 89.8 135,663.20 98.18 42,250.40 45.23
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 tăng so năm 2006 là 82.216,10 triệu đồng tương ứng 477,26 %. Đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của SCB AG đạt 138.183 triệu đồng tăng 34.175,80 triệu đồng tương ứng 132.86% so với năm 2001.
So với những năm đầu khi mới thành lập với 35.500 triệu đồng thì sau 3 năm nguồn vốn kinh doanh của SCB tính đến thời điểm ngày 31/12/2008 là 317.397,30 triệu đồng đã tăng trưởng 110,08 lần đã tạo thế và lực vững chắc cho SCB An Giang trong việc cung ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế của các cá nhân tổ chức có quan hệ giao dịch với SCB AG đồng thời còn hoàn thành tốt chỉ tiêu thừa vốn điều chuyển lên Hội sở SCB góp phần điều hòa vốn chung cho hệ thống toàn ngân hàng.
Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là từ nguồn tiền gửi của khách hàng trong nước như : tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư,…Năm 2008, nguồn tiền gửi từ khách hàng tăng lên 42,250.40 triệu đồng so với 2007, với tốc độ tăng trưởng là 45,23% và tăng 113,872 triệu đồng so với 2006. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 98,18% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2008. Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm thì nguồn tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này chứng tỏ chính sách của ngân hàng phát huy có hiệu quả, số lượng khách hàng mở tài khoản đặt quan hệ thanh toán ngày một tăng, thêm vào đó do công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền vào ngân hàng mặc dù lãi suất huy động tại chi nhánh có nhiều thay đổi, biến động theo xu hướng giảm nhưng số tiền gửi của dân cư vẫn được duy trì và tăng trưởng.
Song trong năm 2008, nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước như : Quỹ hỗ trợ, Bảo hiểm y tế, các quỹ tín dụng….lại giảm đi. Năm 2006, do mới thành lập nên ngân hàng chưa huy động được từ nguồn vốn này, nhưng đến 2007, chi nhánh đã huy động được 10,594.40 triệu đồng, một con số đáng khích lệ đối với một chi nhánh mới thành lập, chiếm 10.19% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Nhưng sang năm 2008, nguồn vốn này có xu hướng giảm đi -8,074.60 triệu đồng, tương
ứng với tốc độ giảm là -76.22% so với 2007. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các
TCTD trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 1.82% năm 2008 ) trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây cũng là một trong những vấn đề bức xúc mà từng phòng ban, từng cán bộ trong chi nhánh ngân hàng đang quan tâm để cùng góp phần tạo lập nguồn vốn.
Hình 3.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn Qua 3 năm 0 10.19% 1.82% 100% 89.81% 98.18% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TG của khách hàng TG của TCTD trong nước bằng VNĐ
Cơ cấu vốn của SCB AG cân bằng, tận dụng được nhiều nguồn vốn; bảo đảm sự
chủ động về nguồn vốn và luôn được cải thiện theo xu hướng ngày càng hợp lý. Hai
nguồn vốn chính trong 3 năm qua là vốn của các tổ chức tín dụng khác và vốn của dân cư, các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên tỷ trọng vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước bằng VNĐ tuy có giảm nhưng nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Vì tỷ trọng vốn của dân cư và tổ chức kinh tế lại tăng. Việc sử dụng vốn thông qua các tổ chức tín dụng khác giảm dần phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của loại hình ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Bảng 3.2 :Phân loại theohình thức huy động tại chi nhánh
ĐVT : triệu đồng
Hình thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
Tiền gửi thanh toán 8,653.60 39.71 11,498.40 11.06 10,823.50 7.83 Tiền gửi tiết kiệm 12,973.90 59.54 78,865.70 75.83 124,558.60 90.14
Tiền gửi khác 73.20 0.34 195.90 0.19 176.30 0.13
Tiền ký quỹ khác 90.50 0.42 2,852.80 2.74 104.80 0.08
Tổng TG của KH 21,791.20 100.00 104,007.20 89.81 138,183.00 98.18
- Tiền gửi thanh toán : đạt 11,498.40 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11.06% trong tổng nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng, tăng lên 2,844.80 triệu đồng so với 2006, nhưng lại giảm -674.90 triệu đồng, nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán năm 2008 chỉ có 10,823.50 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 7.83% tổng nguồn tiền gửi của khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm : có sự tăng trưởng đều qua 3 năm, tăng nhanh nhất là năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 507.88% so với 2006, tức tăng lên 65,891.80 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75.83% trong tổng nguồn tiền gửi của khách hàng. Năm 2008, huy động vốn theo hình thức tiền gửi tiết kiệm cũng tăng, nhưng chỉ tăng với tốc độ tăng trưởng là 57.94% so với 200, nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi, chiếm 90.14%.
- Tiền gửi khác và tiền gửi ký quỹ nhìn chung đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động. Mặc dù hình thức huy động từ nguồn tiền này có sự biến động qua 3 năm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn huy động vốn từ khách hàng.
Hình 3.2. Cơ Cấu Tiền Gửi Của Khách Hàng
0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi khác Tiền ký quỹ khác Tổng TG của KH S ố ti ề n : tr i ệ u đồ ng
Bảng 3.3. Phân loại theo kỳ hạn huy động
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. TG KH =VND 8,915.00 15,726.90 12,660.80 - không kỳ hạn 8,355.00 11,126.90 10,782.10 - có kỳ hạn 560.00 4,600.00 1,878.70 Dưới 12 tháng 500.00 Từ 12 - 24 tháng 60.00 2. TG của khách hàng bằng ngoại tệ 13.70 82.50 19.30 - không kỳ hạn 13.70 82.50 19.30 - có kỳ hạn 3. TG TK = VND 10,937.50 64,735.80 99,845.10 - không kỳ hạn 284.90 288.10 21.50 - có kỳ hạn ( <12 tháng ) 10,579.40 64,251.80 99,647.30 - TG khác 73.20 195.90 176.30 4. TGTK bằng ngoại tệ và vàng 1,834.50 10,014.80 23,033.20 - không kỳ hạn 0.00 0.90 0.60 - có kỳ hạn ( < 12 tháng ) 1,834.50 10,013.90 23,032.60 5. Tiền ký quỹ =VNĐ 90.50 2,852.80 104.80
Tổng nguồn vốn huy động từ TG của KH
21,791.20 93,412.80 135,663.20
( Nguồn : Phòng Kế Toán SCB - AG )
Nhìn chung, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng khá mạng mẽ, cụ thể là sự tăng trưởng của nguồn vốn có kỳ hạn, mà điển hình là tiền gửi của
Các chính sách của ngân hàng dùng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới đó là: SCB đã tạo ra nhiều kỳ hạn linh hoạt từ 3 ngày trở lên tạo điều kiện cho khách hàng tham gia gửi tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên với cách thức huy động này ngân hàng phải tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, SCB còn áp dụng các chính sách thưởng lãi suất