Công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

5.3Công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay

Đây là công tác then chốt trong việc ra quyết định cấp tín dụng đối với từng khoản vay khác nhau, quá trình thẩm định tín dụng càng được tiến hành kỹ lưỡng và chặt chẽ thì nguy cơ phát sinh NQH, dẫn đến việc Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ càng được giảm thiểu. Để có thể hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn trong việc cấp tín dụng mà cụ thể hơn là việc phát sinh NQH thì mỗi CBTD khi tiến hành xem xét một hồ sơ vay thông thường nên chú ý vào các vấn đề như:

●Giá trị và hiện trạng của tài sản đảm bảo (TSĐB):

CBTD nên thực hiện việc đánh giá tài sản, nhất là bất động sản theo sát khung giá do Sở Tài Chính công bố, bên cạnh cũng có thể tham khảo tình hình giá cả thực tế trên thị trường tuy nhiên nguồn thông tin không nên được khai thác từ chính địa bàn có TSĐB để tránh tình trạng tự nâng giá đồng loạt. Mặt khác CBTD cũng nên thận trọng trong việc xác định thực trạng sử dụng của TSĐB tránh xảy ra tranh chấp về sau, nhất là tại các vùng nông thôn, khi mà việc mua bán đất

ruộng vẫn còn được thực hiện qua hình thức viết giấy tay, lúc này CBTD phải trực tiếp tìm thông tin xung quanh nơi cư trú và nơi có tài TSĐB của khách hàng.

●Tình hình kinh doanh và nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng:

Việc xác định quy mô, thực tế kinh doanh của khách hàng phải được thực hiện ngay tại nơi sản xuất kinh doanh để có thể xem xét chính xác tính khả thi trong phương án của khách hàng, hạn chế được tình trạng khách hàng đang kinh doanh không hiệu quả hoặc đã ngưng trệ, nguồn vốn vay chủ yếu được dùng để trả nợ bên ngoài. Đối với những phương án mang tính chất đầu tư mới hoàn toàn, CBTD phải linh hoạt trong việc xem xét khả năng thực hiện của khách hàng và việc kinh doanh thực tế của những đơn vị cùng ngành có quy mô tương ứng.

Riêng việc xác định hiệu quả kinh doanh, thu nhập để trả nợ sẽ giúp cho việc chọn lựa cách thức, thời hạn trả nợ được phù hợp, hình thức vốn và lãi được trả đều khi mà chủ thể đi vay có nguồn thu ổn định, liên tục, và hình thức dư nợ giảm dần khi sản xuất mang tính mùa vụ, thu nhập tăng giảm theo chu kỳ.

●Đối với cho vay CBCNV, loại hình chủ yếu xảy ra NQH tại Chi nhánh, khi thực hiện thủ tục cho vay, các đơn vị liên kết đều phải cam kết thực hiện trích lương cán bộ nhân viên để trả cho Ngân hàng thông qua Kho Bạc, tiến tới chấm dứt tình trạng cán bộ nhân viên tự nhận lương sau đó mới nộp lại cho Ngân hàng hoặc CBTD phải đến tận đơn vị để thu. Cách thức này sẽ hạn chế được việc cán bộ nhân viên thiếu ý thức trong việc trả nợ Ngân hàng, gia tăng NQH, tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 40 - 41)