Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD)

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

5.2Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD)

Mỗi CBTD là cầu nối liên kết giữa Ngân hàng với khách hàng, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ngay từ khi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đến lúc theo dõi việc sử dụng vốn, nhắc nhở, đôn đốc và thu nợ. Bên cạnh ý thức chấp hành tốt các quy định, trung thực trong việc lập tờ trình, đề xuất cho vay thì kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức tổng quát trong kinh doanh là rất quan trọng bởi CBTD là người nắm rõ nhất về tình trạng của khách hàng, là người trực tiếp quyết định các khoản cho vay.

Đội ngũ CBTD phải luôn tự mình cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp... để tự hoàn thiện năng lực của mình. Bên cạnh đó Ngân

hàng cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất đào tạo, có hình thức khen thưởng và xử lý phù hợp.

• Về hình thức đào tạo: thông qua các hình thức tập trung, tại chức… hoặc hội thảo, tập huấn, thi tay nghề… nhằm qua đó nâng cao tay nghề, bản lĩnh, kinh nghiệm trong từng công tác cụ thể của họ, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro ở mỗi lĩnh vực.

• Về nội dung đào tạo:

• Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng.

• Nâng cao khả năng sử dụng tin học để quản lý hồ sơ, nhất là hồ sơ tín dụng, việc làm này có ý nghĩa thiết thực, giúp cho Ngân hàng quản lý và truy cập số liệu nhanh chóng.

• Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật, đặt biệt là phải có kiến thức tối thiểu về các luật có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… nhằm giúp cho từng cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có sai phạm khách quan mang tính chất vi phạm pháp luật.

• Nâng cao kiến thức tổng quát về các ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Những kiến thức này có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với từng cán bộ tín dụng, nó ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay, nhất là trong cho vay SXKD. Việc nắm vững các đặc tính kỹ thuật, tập quán trong kinh doanh... sẽ giúp cho cán bộ tín dụng quyết định khối lượng tín dụng nên đầu tư là bao nhiêu, thời hạn đầu tư bao lâu được dễ dàng chính xác hơn.

• Nâng cao năng lực tiếp xúc với khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các cấp chính quyền, nhất là hệ thống chính quyền cơ sở bởi vì chính những người này là nguồn cung cấp thông tin chính về khách hàng. Thực tế trong thời gian qua, những người này rất năng nổ nhiệt tình giúp cán bộ tín dụng trong khâu thẩm tra, thẩm định. Cán bộ tín dụng rất khó hoàn thành hết công việc và trở nên quá tải nếu như không có sự giúp đỡ của lực lượng này.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh An Giang (Trang 39 - 40)