NQH là một phần trong tổng dư nợ của Ngân hàng, tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng của công tác tín dụng, hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, NQH càng lớn chứng tỏ hiệu quả công tác cho vay càng thấp và ngược lại. NQH phát sinh có thể do các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả, việc thiếu ý thức trả nợ của khách hàng… hay do các nguyên nhân chủ quan như sự yếu kém về chuyên môn của cán bộ tín dụng, thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý khoản vay… Do đó, NQH là vấn đề khó có thể tránh khỏi khi thực hiện cho vay, Ngân hàng chỉ có thể nỗ lực hạn chế các khoản nợ này sao cho càng thấp càng tốt.
Giữa NQH và RRTD của Ngân hàng có mối tương quan chặt chẽ với nhau, NQH là biểu hiện cơ bản, là hệ quả gắn liền khi quá trình cho vay của Ngân hàng phát sinh rủi ro. Trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại thì nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của chính Ngân hàng đó, nhất là nghiệp vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản có của Ngân hàng. Vì thế, việc khách hàng không thể trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả cho Ngân hàng trước hết sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, ngoài ra khi mà các khoản dự trữ sơ cấp và thứ cấp không đủ sức bù đắp nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việc Ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, nguy cơ trầm trọng nhất là có thể làm sụp đổ cả một hệ thống Ngân hàng.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động các Ngân hàng, góp phần hạn chế việc phát sinh rủi ro tín dụng, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo quyết định này, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ được phân thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn, từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn có nguy cơ cao dần, khả năng thu hồi được càng thấp. Quyết định trên đã góp phần làm chặt chẽ hơn công tác đánh giá các khoản nợ, hạn chế việc phát sinh NQH, đồng nghĩa với việc có thể giảm nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Thể hiện là quyết định 493 đã quy định phân loại nợ theo từng khoản vay có xem xét đến trạng thái nợ của khách hàng chứ không chỉ đơn thuần hạch toán theo từng khoản vay như quyết định 950 trước đây.
• Nếu khách hàng có nhiều khoản vay mà trong đó chỉ một khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển NQH thì toàn bộ dư nợ của khách hàng đó phải phân loại theo mức độ rủi ro cao hơn tương ứng.
• Một khách hàng cùng quan hệ tại hai Chi nhánh, nếu khách hàng đó được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển NQH một khoản vay tại Chi nhánh này thì đồng thời tại Chi nhánh kia cũng phải phân loại theo mức độ rủi ro cao hơn tương ứng, do đối tượng của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành là tổ chức tín dụng chứ không phải là đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng. Việc phân loại nợ này là do thực tế khách hàng đã quan hệ tại 2 Chi nhánh trở lên nhưng vẫn không thể linh động đáp ứng được nhu cầu hoàn trả, điều này chứng tỏ hiện tại tình hình tài chính hay tình hình kinh doanh của khách hàng đang có chiều hướng xấu đi, rất có thể ảnh hưởng đến các khoản nợ còn lại.
Tại Sacombank Chi nhánh An Giang có điểm khá đặc biệt trong tình hình NQH, đó là chỉ phát sinh NQH ở loại hình cho vay nông nghiệp và cho vay CBCNV. Đồng thời
khoản nợ trong cho vay CBCNV đều thuộc các khoản vay trung hạn. Tình hình NQH tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank An Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/6/2006 31/12/2006 Ngắn hạn (Nông nghiệp) Nhóm 2 - - - Nhóm 3 - - - Nhóm 4 - - - Nhóm 5 0 37 32 Trung hạn (CBCNV) Nhóm 2 874 63 2 Nhóm 3 58 7 7 Nhóm 4 102 7 2 Nhóm 5 42 58 50 Dài hạn 0 0 0 Tổng 1076 172 93
(Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang)
Bảng 15: Tổng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 30/06/2006 31/12/2006 So sánh 31/12/2005 – 30/6/2006 So sánh 30/6/2006 – 31/12/2006 Tăng giảm % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 0 37 32 37 - -5 -13,51% Trung hạn 1076 135 61 -941 -87,45% -74 -54,81 Dài hạn 0 0 0 - - - -
(Nguồn: P. Quản lý TD – Sacombank An Giang)
Tính đến thời điểm 31/12/2005 tại Chi nhánh chưa phát sinh NQH ngắn hạn trong khi NQH trong cho vay trung hạn cũng là cho vay CBCNV đạt 1.076 triệu đồng, trong đó NQH nhóm 2 đạt đến 874 triệu đồng, đây là những khoản NQH chưa đến 90 ngày và nợ được cơ cấu lại thời gian trả. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi.
Đến thời điểm 30/06/2006, trong cho vay ngắn hạn đã phát sinh 37 triệu đồng NQH do việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của một số hộ nông dân không đạt hiệu quả. Còn trong cho vay CBCNV đã có sự sụt giảm mạnh của NQH, duy nhất chỉ NQH nhóm 5 tăng lên 16 triệu đồng, còn các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 đều giảm mạnh, làm tổng NQH tại thời điểm này chỉ còn 172 triệu, giảm đi hơn 84% tương đương 904 triệu đồng.
Sang thời điểm 31/12/2006, lúc này tổng NQH chỉ còn là 93 triệu đồng, giảm được 45,9%. NQH trong cho vay ngắn hạn đã giảm lượng nhỏ là 5 triệu đồng, còn lại 32 triệu đồng, NQH trong cho vay trung hạn đã có sự giảm xuống ở tất cả các nhóm nợ, trong đó nhóm 1 giảm mạnh nhất, từ 63 triệu đồng xuống chỉ còn 2 triệu đồng.