Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định KQ tiêu thụ hàng NK tại REXCO-CNHN:

Một phần của tài liệu 174 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng Nhập khẩu tại Chi Nhánh Công ty cổ phần XNK Vật Tư Kỹ Thuật (Rexco) Tại Hà Nội (Trang 50 - 54)

REXCO-CNHN:

Những ưu điểm

REXCO-CNHN đã xây dựng được một mô hình quản lý khoa học, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường, tổ chức bộ máy công ty gọn nhẹ, các phòng ban được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không đùn đẩy trách nhiệm và không làm trì trệ quá trình NK hàng hoá, đảm bảo tính độc lập tương đối của các phòng ban tạo sự liên kết phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để thực hiện được kế hoạch đặt ra một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bất cứ một công việc nào đều chứa đựng trong nó cả những ưu điểm và những nhược điểm. Việc tìm ra những ưu điểm để tiếp tục hoàn thiện và sửa chữa những nhược điểm sẽ ngày càng giúp cho việc hoàn thiện công tác kế toán trong công ty ngày một tốt hơn. Dù thời gian tìm hiểu công ty còn ngắn nhưng với sự cố gắng của bản thân em cùng nhận thấy một số ưu điểm của công ty như sau:

* Tổ chức bộ máy kế toán

Được tổ chức theo phương thức trực tuyến, các công việc liên quan đến phòng kế toán thì kế toán trưởng tổng hợp số liệu lấy từ kế toán tổng hợp, còn kế toán tổng hợp lấy số liệu từ kế toán phần hành chuyển đến và đưa ra các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị để phục vụ cho ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Với xu thế quốc tế hoá và hội nhập hoạt động kinh doanh NK, công ty đã xây dựng được một hệ thống các máy tính phục vụ cho quá trình thu thập tin tức trong kinh doanh cũng như thuận tiện cho việc liên lạc và tiết kiệm được CP. Ngoài ra các công việc trong phòng kế toán đã được tin học hoá. Toàn bộ quá trình ghi chép, lập trình theo phần mềm kế toán MISA 7.0 của Công ty CP MISA theo đúng thực tế công tác kế toá của công ty đã làm giảm khối lượng ghi chép, phản ánh vào sổ sách và công việc tính toán. Hơn nữa làm kế toán bằng máy sẽ đưa được ra thông tin chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. Bất cứ khi cần thông tin về vấn đề gì đều có thể được phần mềm cung cấp nhanh nhất, hiệu quả nhất.

* Tổ chức hạch toán hàng hoá NK

Hoạt động Nk diễn ra tại công ty thường xuyên, công ty sử dụng phương pháp bán qua kho và bán chuyển thẳng, thời gian lưu kho ngắn nên sử dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên với phương pháp xác định giá vốn theo giá thực tế đích danh là hợp lý và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin một cách liên tục và chính xác tình hình biến động của hàng hoá NK

Việc lựa chọn nguyên tắc ghi ngoại tệ theo tỷ giá thực tế hàng ngày được kế toán cập nhật thường xuyên phản ánh giá trị thực của hàng hoá NK cũng như công nợ phải thu, phải trả các TK khác.

Quá trình mua bán hàng hoá NK luôn luôn được thực hiện đồng bộ giữa hợp đồng hàng hoá mua vào và bán ra, thời gian thực hiện hợp đồng diễn ra nhanh chóng tránh được tình trạng ứ đọng vốn, hàng về không tiêu thụ được và giảm bớt được các CP bảo quản,CP khác...

Những tồn tại

Cùng với những ưu điểm mà công ty đã đạt được trong tổ chức quản lý cũng như trong tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán trong tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty XNK Vật tư kỹ thuật thì vẫn còn một số tồn tại cần phải quan tâm, xem xét nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế

toán trong tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả KD của Công ty và thực hiện theo đúng với chế độ TC.

Về sử dụng TK và cách hạch toán ngoại tệ

Trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán PS liên quan đến ngoại tệ, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế (Tỷ giá tại thời điểm PS nghiệp vụ) để phản ánh. Các hạch toán này tuy có phản ánh chính xác giá trị các nghiệp vụ phát sinh nhưng lại gây ra khó khăn và phức tạp cho công tác điều chỉnh cuối mỗi kỳ kế toán. Hàng ngày kế toán phải theo dõi tỷ giá của các loại ngoại tệ qua các ngân hàng mình mở TK rồi mới thực hiện định khoản. Trong khi đó do đặc thù của KD hàng hoá NK phải thường xuyên PS các nghiệp vụ bằng ngoại tệ và với nhiều loại ngoại tệ khác nhau, sẽ gây mất thời gian và khó theo dõi, cập nhật liên tục được vì thế với một số ngoại tệ thường xuyên được sử dụng công ty nên sử dụng theo phương pháp tỷ giá hạch toán. Điều này không những làm giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán mà còn thu được những thông tin chính xác. Mặt khác việc sử dụng tỷ giá hạch toán cũng giúp cho kế toán xác định và tìm ra giá trị một số đồng tiền mạnh hợp lý thuận lợi hơn cho kế toán trong quá trình thanh toán và giao dịch cũng như trong quản lý ngoại tệ.

Theo chế độ kế toán hiện hành, đối với hàng mua đã thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng chưa về đến kho thì khi nhận được thông báo đã chuyển hàng của bên bán phải hạch toán vào TK 151- Hàng mua đang đi đường để quản lý chặt và theo dõi được các lô hàng. Vì tính chất KD hàng NK nên quá trình hàng đi trên đường tương đối dài nếu không theo dõi qua TK 151 thì kế toán khó có thể biết được lượng hàng hoá đang thuộc sở hữu của công ty nhưng kế toán công ty không thực hiện.

Tài khoản 156 được chia thành 02 tiết khoản là 1561: Giá mua hàng hoá và 1562 CP thu mua hàng hoá. Nhưng có những CP phát sinh khi thực hiện mua hàng đã không được hạch toán vào TK 1562 như CP vận chuyển nội địa, lệ phí hải quan, CP khác mà được hạch toán vào TK 641. Đây là một nhược điểm vì như vậy sẽ làm giảm giá trị hàng hoá xuất kho bán và làm tăng CPBH lên một lượng đáng kể.

Khi nhận hàng nhưng giao thẳng cho khách hàng mà chưa có biên bản xác nhận của bên mua, kế toán không phản ánh và TK 157 - Hàng gửi bán mà phản ánh thẳng vào TK giá vốn 632 và ghi giảm TK 1561.

Hoạt động KD tại công ty không chỉ đơn thuần là KD hàng NK trực tiếp mà còn nhiều hoạt động KD khác nên việc sử dụng TK 511 - DT bán hàng không theo dõi chi tiết cho các TK khác nhau sẽ không theo dõi được lợi ích từ các hoạt động đem lại DT khác nhau để có phương pháp điều chế hoạt động đem lại DT cao và hoạt động đem lại DT thấp.

Tất cả những nhược điểm trên sẽ dẫn đến một kết cục là không phân biệt được đâu là hàng hoá được nhập kho rồi mới xuất bán, hàng hoá nào giao ngay tại cảng hoặc chuyển thẳng đến người mua gây ra khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hoá NK. Đặc biệt là sai sót trong việc hạch toán CP mua hàng không chính xác để xác định đâu là CP thuộc giá vốn, đâu là CPBH.

Về hệ thống sổ sách

Hệ thống sổ sách của công ty tương đối gọn nhẹ và phù hợp với điều kiện hiện nay là cần đơn giản và hiệu quả thế nhưng kế toán đã không in sổ nhật ký chung ra theo hàng tháng để tiện theo dõi khi cần thiết.

Trong các sổ có theo dõi cả ngoại tệ phát sinh và tiền mặt qui đổi ta không thấy theo dõi tỷ giá PS của nghiệp vụ đó. Mặc dù muốn biết thì ta vẫn có thể tìm ra được nhưng như vậy sẽ mất thời gian khó theo dõi và kiểm tra. Mặt khác cột “Dòng trong sổ chứng từ” thật là không có ý nghĩa gì vì không có sổ chứng từ trong phần mềm mà chỉ là những dòng liên tục khi nhân viên kế toán lần lượt định khoản vào máy sẽ lên các dòng này chứ kế toán viên không làm động tác này và từ các con số trong dòng này cũng không thể tìm ngược lại các dữ liệu về nghiệp vụ phát sinh đó mà nhình vào sổ lại thấy thêm rắc rối.

Nên mở sổ Nhật ký bán hàng để theo dõi chi tiết được DT bán hàng trong công ty qua đó nắm được DT bán hàng NK rõ hơn.

Hạch toán CPBH và CPQL

Theo qui định của Bộ Tài chính cần phải phân biệt rõ ràng CP thu mua, CPBH, CPQL doang nghiệp. Các khoản CP này phải được hạch toán riêng và đúng theo qui định Những CP liên quan đến việc thu mua hàng hoá trong và ngoài nước phải được hạch toán vào TK 1562-CP thu mua hàng. CP phát sinh liên quan đến phí lưu thông, tiếp thị, quảng cáo phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá thì hạch toán vào TK 641- CPBH, Những CP liên quan đến hoạt động chung liên quan đến hoạt động quản lý của DN thì hạch toán vào TK 642-CPQL doanh nghiệp. Trên thực tế công ty đã hạch toán lẫn lộn các khoản CP này

Một phần của tài liệu 174 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng Nhập khẩu tại Chi Nhánh Công ty cổ phần XNK Vật Tư Kỹ Thuật (Rexco) Tại Hà Nội (Trang 50 - 54)