Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩmdở dang

Một phần của tài liệu 37 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng công ty xây lắp An Giang. (Trang 58)

4.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất

Qua việc hạch toán chi phí sản xuất phát sinh, ta có bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sau:

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp chi phí thiết kế tháng 6, 7,8 năm 2008

TÊN CÔNG TRÌNH TTGTVL TDTNT NKCĐ TSHPT PGCMAG TMNCM NLC TMGMĐ HTUBNDCT TCĐN Tổng Chi phí NCTT 6.402.729 27.051.664 83.989.570 7.109.023 6.633.624 9.452.048 4.466.671 11.930.644 5.394.352 13.578.675 176.009.000 Tháng 6 6.402.729 12.518.760 25.902.864 7.109.023 6.633.624 58.567.000 Tháng 7 14.532.904 30.070.377 9.452.048 4.466.671 58.522.000 Tháng 8 28.016.329 11.930.644 5.394.352 13.578.675 58.920.000 Chi phí SXC 1.037.298 3.715.126 16.567.799 1.151.724 1.074.705 1.097.192 518.490 1.575.812 712.492 1.793.485 29.244.123 Tháng 6 1.037.298 2.028.149 7.181.174 1.151.724 1.074.705 12.473.050 Tháng 7 1.686.977 4.678.018 1.097.192 518.490 7.980.677 Tháng 8 4.708.607 1.575.812 712.492 1.793.485 8.790.396 Tổng chi phí PSTK 7.440.027 30.766.790 100.557.369 8.260.747 7.708.329 10.549.240 4.985.161 13.506.456 6.106.844 15.372.160 205.253.123 Ghi chú:

- Trong tháng 6/2008, có những công trình đã phát sinh trước đó và đã được tập hợp chi phí, đến tháng 6 nó hoàn thành và được tính giá thành.

- Trong tháng 7, có những công trình phát sinh và hoàn thành trong tháng, các công trình này được tập hợp chi phí và tính giá thành vào cuối tháng; tháng 8, các công trình chưa hoàn thành sẽ tiếp tục tập hợp chi phí vào tháng sau và tính giá thành khi nó hoàn thành.

- Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính giá thành cho Công trình nhà khách công đoàn nên không tính giá thành cho các công trình khác. Công trình nhà khách công đoàn phát sinh tháng 6, hoàn thành vào tháng 8/2008.

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 49

Sơ đồ 4.6. Tính giá thành hoạt động thiết kế công trình nhà khách công đoàn tỉnh An Giang TK154NKCĐ T6: 12.473.050 TK622TKẾ TK627TKẾ T6: 58.567.000 25.902.864 25.902.864 7.181.174 7.181.174 33.084.038 0 SD: 33.084.038 TK154NKCĐ T7: 7.980.677 TK622TKẾ TK627TKẾ T7: 58.522.000 30.070.377 30.070.377 4.678.018 4.678.018 34.748.395 0 SD: 67.832.433 Đk: 33.084.038 T8: 8.790.396 TK622TKẾ TK627TKẾ T8: 58.920.000 28.016.329 28.016.329 4.708.607 4.708.607 100.557.369 100.557.369 Đk: 67.832.433 TK154NKCĐ 100.557.369 TK632NKCĐ 100.557.369

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 50

4.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của đơn vị là công trình thiết kế chưa hoàn thành nhưng đã kết thúc năm tài chính, lúc đó đơn vị căn cứ vào mức độ hoàn thành của công trình để tính chi phí sản xuất dở dang cuồi kỳ.

Công trình nhà khách công đoàn tỉnh An Giang phát sinh tháng 6/2008, hoàn thành và bàn giao vào tháng 8/2008, với mức độ hoàn thành là 100%, do đó, đơn vị

không xác đinh chi phí sản xuất dở dang cuồi kỳ.

4.4. Tính giá thành sản phẩm

Xí nghiệp tính giá thành theo phương pháp giản đơn

Với số liệu hạch toán trên, ta có giá thành thực tế công trình nhà khách công

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 51

CHƯƠNG V

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1. Nhận xét

Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp, cho thấy mặc dù là một đơn vị trực thuộc Công Ty Xâp Lắp An Giang nhưng xí nghiệp luôn chủ động trong việc hạch toán chi phí phát sinh và linh hoạt trong công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cụ

thể là trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Tại xí nghiệp không phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mà chỉ phát sinh chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cho các hoạt động: tư vấn, thiết kế và giám sát.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí tiền lương cho nhân viên trực tiếp làm việc tại xí nghiệp như các kỹ sư, kỹ thuật viên,… và các khoản trích theo lương.

- Chi phí sản xuất chung: chủ yếu là các chi phí về công tác phí, chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí bằng tiền khác. Các chi phí về giấy, mực in cũng được đưa vào chi phí chung mà không đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Mỗi tháng xí nghiệp thường phát sinh nhiều công trình, khi chi phí của hoạt

động thiết kế phát sinh, kế toán tập hợp chi phí thiết kế cho toàn xí nghiệp. Đến cuối tháng phân bổ chi phí này cho từng công trình theo tỷ lệ doanh thu, mức phân bổ phụ

thuộc vào số lượng công trình phát sinh trong tháng và giá trị hợp đồng của từng công trình.

Xí nghiệp tính giá thành vào cuối mỗi tháng cho các công trình hoàn thành, xí nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn, phù hợp với đặc

điểm ngành nghề của xí nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác kế toán tại xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với qui định hiện hành của bộ tài chính.

Xí nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với cơ cấu tổ chức và qui mô hoạt động của đơn vị. Các chi phí phát sinh được ghi nhận vào sổ một cách kịp thời, chính xác và rõ ràng, hợp lý, ít có sai sót.

Mỗi cá nhân tại xí nghiệp được trang bị riêng cho mình một máy vi tính, hệ

thống nối mạng internet và hệ thống mạng nội bộ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công việc và cập nhật thông tin bổ ích cho công việc của mình. Riêng các nhân viên kế toán luôn tích cực trong công tác, cẩn thận và thường xuyên cập nhật các chuẩn mực kế toán, sự thay đổi của nó để kịp thời nắm bắt thông tin, chấp hành tốt các qui

định, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán của nhà nước.

5.2. Kiến nghị

Trong công tác kế toán tại xí nghiệp, việc hạch toán chi phí phát sinh là vấn đề

quan trọng vì có kiểm soát tốt chi phí phát sinh mới tính giá thành một cách chính xác, từđó mang lại lợi nhuận cho đơn vị.

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 52 Tại đơn vị thường phát sinh các chi phí về công tác phí, chi phí in ấn, sữa chữa máy móc,… nên có kế hoạch chi tiền cho các khoản chi phí này một cách hợp lý hơn, tránh tình trạng chi nhiều mà không mang lại hiệu quả cho công việc.

Cần có kế hoạch hay dự toán được các chi phí phát sinh của công trình, nhằm kiểm soát chi phí giữa thực tế phát sinh và dự toán có chênh lệch hay không, từđó phân bổ chi phí cho phù hợp hơn.

Đối với chi phí nhân công, ngoài việc trả lương, các khoản trích theo lương,

đơn vị nên có chính sách khen thưởng động viên nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc của họ hơn.

Đối với các loại chi phí như giấy in, mực in, thước vẽ chuyên dụng,… phục vụ

việc thiết kế nên đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhằm giúp dễ theo dõi từng khoản mục chi phí phát sinh hơn và làm cho việc tính giá thành được đơn giản hơn.

Để quản lý tốt chi phí sản xuất chung, xí nghiệp cần có bộ phận quản lý tốt các công cụ vật liệu như giấy in, vật dụng văn phòng,… để đảm bảo sử dụng đúng mục

đích, tránh lãng phí.

Giữa kế toán trưởng và kế toán viên nên có phương pháp làm việc thích hợp hơn như hổ trợ nhau trong việc kiểm tra chứng từ, hạch toán,… sao cho đồng bộ, để từ đó đối chiếu và so sánh nhằm hạch toán kịp thời và chính xác.

Mặc dù nhân viên kế toán tại xí nghiệp đều có kinh nghiệm, chuyên môn nhưng khối lượng công việc tại xí nghiệp quá nhiều dễ dẫn đến hiệu quả công việc không cao, do đó ban lãnh đạo tại đơn vị nên có cách phân công phân nhiệm một cách hợp lý hơn để công tác kế toán ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, xí cần phải nâng cao công nghệ sản xuất để năng cao công suất thiết kế, nâng cao chất lượng công trình thiết kế,… nhằm giảm thời gian và tiến độ thiết kế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Từđó làm cho giá thành sản phẩm giảm, tạo lợi nhuận cao và cạnh tranh trên thị trường.

5.3. Kết luận

Xí nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng mặc dù chỉ mới thành lập từ năm 2000 đến nay, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đội ngủ nhân viên ngày càng năng cao kiến thức chuyên môn và luôn năng động, tích cực trong công tác.

Phạm vi hoạt động của xí nghiệp là thiết kế, tư vấn và giám sát các công trình trong địa bàn tỉnh nên chưa nắm bắt được nhiều công trình lớn. Do đó đơn vị nên có kế

hoạch mở rộng qui mô hoạt động để ngày càng đứng vững và phát triển hơn.

Do đặc thù của xí nghiệp là chuyên thiết kế công trình xây dựng nên chi phí phát sinh không lớn , vì vậy việc tập hợp chi phí để tính giá thành sẽđược phân bổ theo số lượng công trình phát sinh và giá trị hợp đồng của từng công trình.

Mặc khác vì là đơn vị trực thuộc công ty xây lắp An Giang nên bộ phận kế

toán tại đơn vị được tổ chức gọn nhẹ và hạch toán độc lập tạo sự linh hoạt trong việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Hệ thống tài khoản sử dụng tại xí nghiệp chỉ là một số tài khoản phù hợp với ngành nghề của đơn vị, chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 53 Giá thành của công trình phù thuộc nhiều vào tiến độ và mức độ hoàn thành của công trình đó. Chi phí phát sinh của công trình luôn được tập hợp kịp thời trong tháng để kịp thời tính giá thành ngay khi công trình hoàn thành.

Là sinh viên ngành kế toán, việc nghiên cứu đề tài không những giúp cho chúng ta củng cố về lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà còn hiểu được thao tác hạch toán thực tiễn tại đơn vị sản xuất kinh doanh cụ thể. Qua đó giúp ta nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cung cấp thông tin cho nhà quản trị về kiểm soát chi phí, hạ

SVTH:Võ Thị Thu_DH6KT2 Trang 54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIU THAM KHO

µ”¸

Th.S. Huỳnh Lợi. 2006. Kế toán chi phí. TPHCM. NXB Thống Kê.

Huỳnh Thị Ngọc Bích. 2007. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFASCO. Khóa luận tốt nghiệp. Đại Học An Giang.

Một phần của tài liệu 37 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng công ty xây lắp An Giang. (Trang 58)