2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10

Một phần của tài liệu 36 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 (Trang 61 - 68)

- Dây truyền là hấp sản

3. 2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10.

Qua thời gian thực tại Công ty Cổ phần May 10, đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Với vốn kiến thức của mình và những hạn chế của công tác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10.

Ý kiến 1: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu.

Như đã trình bày ở trên, sản xuất sản phẩm tại Công ty chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu, NVL chính đều do khách hàng đem đến chỉ có một phần phụ liệu được Công ty mua hộ nên Công ty hạch toán NVL trực tiếp gồm phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL về kho của Công ty và phần giá trị phụ liệu Công ty mua hộ. Kế toán chưa sử dụng TK 002 - “ Vật tư, hàng hoá

nhận giữ hộ, nhận gia công “ mà chỉ hạch toán NVL do khách hàng đem đến ở chỉ tiêu số lượng. Để hạch toán được chính xác hơn Công ty nên sử dụng TK 002- “ Vật tư - hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ”

Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thựuc tế nếu chưa có thì xác định giá tạm tính để hạch toán.

Kết cấu TK này như sau:

Bên nợ: Phản ánh giá trị vạt liệu nhận gia công chế biến

Bên có: + Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào giá thành sản phẩm gia công

+ Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại cho người thêu gia công

Số dư nợ: Giá trị VL nhận gia công chế biến chưa xong.

Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản vật liệu không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán.

Khi nhận vật tư do người thuê gia công đem đến căn cứ vào chứng từ kế toán nguyên vật liệu ghi: Nợ TK 002 vật tư nhận gia công, nhận giữ hộ

Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng, dựa trên số lượng đã sử dụng xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kế toán ghi.

Có TK 002: Phần gía trị đã tiêu hao cho sản phẩm gia công số vật liệu tiết kiệm hàng tháng sẽ được ghi.

Nợ TK 152 Có TK 711

Đồng thời ghi có TK 002.

Đối với TK 1526 - Nguyên liệu bao bì: Tài khoản này phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu để sản xuất bao bì đóng gói. Để tránh

nhầm lẫn và phản ánh chi tiết số hiện có và tình hình biến động của 2 loại: nguyên vật liệu để sản xuất bao bì đóng gói và thành phẩm bao bì đóng gói đề nghị kế toán chia tài khoản 1526 thành 2 tài khoản cấp 3 như sau:

TK 15261: Nguyên liệu sản xuất bao bì đóng gói TK 15262: Thành phẩm bao bì đóng gói

Ý kiến 2: Công ty nên tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất tránh sự mất ổn định giá thành sản phẩm khi tháng nào đó có nhiều công nhân nghỉ phép như sau:

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

Thực tế khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

Mức trích trước lương nghỉ phép được xác định như sau: Mức trích trước hàng

tháng theo KH =

Tiền lương chính thực tế phải trả cho CN trong

tháng

x Tỷ lệ trích trước

Tỷ lệ trích

trước =

Tổng số tiền lương ghỉ phép theo

kế hoạch CNSX x 100%

Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của CNSX

Ý kiến 3: Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ngay từ đầu năm Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ từ đó trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo tỷ lệ nhất định.

Hàng tháng, trích trước chi phí SCL TSCĐ ở nơi sản xuất theo kế hoạch kế toán ghi:

Nợ Tk 627 - Chi phisanr xuất chung Có TK 335 - Chi phí phải trả

Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh kế toán ghi. Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho SX Có TK 111,152, 153, 334, 338....

Khi SCL TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí SCL thực tế phát sinh ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ

Nếu số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ tính bổ xung kế toán ghi:

Nợ TK 627 - Phần chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước Có TK 335 - Chi phí phải trả.

Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước kế toán ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 627 - Phần chi phí thực tế nhỏ hơn số trích trước.

Ý kiến 4: Hoàn thiện việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

hàng tháng kế toán tính ra mức kế hoạch TSCĐ theo phương pháp bình quân do đó không phản ánh chính xác số khấu hao TSCĐ cần phải trích trong tháng làm cho giá thành sản phẩm bị sai lệch. Cách tính khấu hao này chưa tính đến số khấu hao tăng, giảm TSCĐ. Vì vậy để hoàn thiện việc tính khấu hao TSCĐ hàng tháng cần tính và trích khấu hao TSCĐ để thông tin mà kế toán cung cấp trở lên trung thực và chính xác hơn đồng thời làm tăng sự chính xác trong giá thành sản phẩm được tính hàng tháng. Khi đó mức khấu hao hàng tháng của toàn Công ty được tính như sau:

Mức khấu hao tháng n = Mức khấu hao tháng ( n-1) + Mức khấu hao tăng tháng n - Mức khấu hao giảm tháng n.

Sau khi tính ra mức khấu hao TSCĐ trong tháng kế toán sẽ tập hợp và phản ánh số khấu hao này trên TK 6274 để cuối tháng phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất theo tiêu thức đã được lựa chọn

Ý kiến 5: Đối với việc xác định giá trị NVL xuất dùng trong kỳ mục đích của việc xây dựng định mức phân bổ chi phí vận chuyển bốc dỡ cho vải gia công trong tháng là để nhanh chóng tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Chi phí vận chuyển bốc dỡ được tính bình quân cho các loại vải xuất dùng là 450đ/m. Tập hợp chi phí vận chuyển thực tế phát sinh tăng, giảm với số đã tính theo đơn giá 450đ/m thì Công ty lại phải điều chỉnh chi phí chênh lệch này và cuối quý, cuối năm. Việc hạch toán này khiến tập hợp chi phí sản xuất không được chính xác lắm. Để việc xác định chính xác chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu nhận gia công sau khi nhận được chứng từ liên quan đến việc vận chuyển, bốc dỡ NVL nhận gia công kế toán xác định số chi phí thực tế phát sinh trong kỳ sau đó và phân bổ chi phí này cho từng loại vật liệu theo hệ số phân bổ sau:

Hệ số phân bổ chi phí

VL nhận gia công = Tổng khối lượng vật liệu được sử dụngTổng chi phí phát sinh V ì sau đó xác định chi phí vận chuyển bốc dỡ cho từng loại sản phẩm như sau:

Chi phí vận chuyển = Khối lượng VL bốc dỡ phân bổ cho SP x Hệ số phân bổ sử dụng VD: Tháng 11 năm 2007 tổng số vải của hàng gia công xuất dùng l à 669.136m. Kh ối l ượng vải Kaneta xuất dùng l à 101.366,5m

Tổng chi phí thực tế phát sinh đến việc vận chuyển xếp dỡ vải l à 378.250.000 đ. Ta xác định hệ số phân bổ như sau:

Hệ số phân bổ cho 1m vải xuất dùng = 378.250.000 = 565,3đ 669.136

Chi phí đ ược phân bổ cho vải Kaneta xuất dùng là: 101.366,5 x 563,3 = 57.099.749 đ

KẾT LUẬN

Sau gần 47 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần May 10 đã và đang từng bước lớn mạnh và khẳng định ưu thế của mình trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng dệt may trên thị trường. Có đựơc kết quả này chứng tỏ hướng đi của Công ty đã và đang lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Trong thời gian tới Công ty sẽ chú trọng hơn nữa vào trang thiết bị máy móc để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm để Công ty trở thành một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may.

Để đạt được những thành tựu đó Công ty đã thực hiện nhiều cải cách hành chính trong tổ chức Bộ máy quản lý nói chung cũng như trong Bộ máy kế toán nói riêng. Bộ máy kế toán của Công ty trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc lành mạnh hoá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Qua thời gian thực tập tai công ty may 10 giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên nghành kế toán -tài chính tạo thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Công ty. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu Công ty sớm có những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán càng phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Công ty .

Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Quý Liên, của các cán bộ phonggf kế toán Công ty cổ phần May 10 cùng nỗ lực của bản thân, em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng giải quyết những tồn tại về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10. Em mong rằng những phương hướng này góp phần tích cực trong việc hoàn thiện công tác kế toán, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty.

Chuyên đề của em được hoàn thành với sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quý Liên, cùng các anh chị em trong Phòng kế toán tại Công ty Cổ phần May 10 đã tạo điều kiện để em thu thập số liệu cho bài viết.

Một phần của tài liệu 36 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w