Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu huy động vốn tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Nội (Trang 62)

Trong cơ cấu vốn huy động thì vốn huy động tiết kiệm từ dân c− là một nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có độ ổn định cao, điều đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nh−ng trong thời gian qua, tỷ trọng vốn huy động tiết kiệm của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội có xu h−ớng giảm mạnh trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ 35,3% năm 2001 còn 12,9% năm 2002, Đây là việc phải xem xét và cần có sự điều chỉnh trong thời gian tớị

Trong cơ cấu kỳ hạn, tuy tỷ trọng vốn trung và dài hạn có xu h−ớng tăng dần từ 37,7% năm 2001 lên 39% năm 2002, song so với nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng trong việc cho vay các dự án với thời hạn vay trung và dài hạn thì ch−a đủ, cần phải có sự điều chỉnh về cơ cấu kỳ hạn nhằm giúp cho Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các dự án lớn có tính khả thi caọ

Số l−ợng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi việc sử dụng ngoại tệ thu đ−ợc để cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu ngoại tệ còn hạn chế thì đây là một bất lợi cho Ngân hàng về việc sử dụng số tiền huy động này, thậm chí còn có thể chịu rủi ro tỷ giá. Ngân hàng chủ yếu chỉ có thể sử dụng số ngoại tệ thu đ−ợc để gửi vào NHNN để h−ởng chênh lệch lãi suất.

Hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế về thời gian. Do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thủ đô - Nơi mà đại bộ phận dân số là cán bộ công nhân viên nhà n−ớc. Thời gian mở cửa của Ngân hàng trùng với thời gian làm việc của các cơ quan khác. Do đó, các cán bộ công nhân viên có tiền muốn gửi vào Ngân hàng thì phải mất một thời gian cho công việc này, điều này gây không ít rắc rối phiền hà đối với ng−ời gửi tiền. Ngân hàng nên nghiên cứu để đ−a ra các hình thức nhận và trả tiền ngoài giờ (ngoài giờ hành chính, ngày lễ,ngày nghỉ) để có thể thu hút tiền gửi của công chúng bất kỳ lúc nào trong ngàỵ Đồng thời nghiên cứu và ứng dụng một số ph−ơng thức huy động mới nh− thu nhận tiền tại nhà, tại văn phòng của

doanh nghiệp, bố trí làm việc theo ca để tăng thời gian giao dịch, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên địa bàn để tận dụng triệt để các nguồn thụ

Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng tuy đã phát triển thêm nhiều hình thức mới nh−ng chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống. Các loại hình huy động vốn còn ít, ch−a đa dạng để khách hàng có thể lựa chọn. Ngân hàng chủ yếu canh tranh bằng lãi suất, còn các các dịch vụ khác thì còn ở mức hạn chế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu, ứng dụng và nhân ra diện rộng các loại hình dịch vụ mới nhằm tăng thu hút thêm nhiều khách hàng mớị

Mạng l−ới huy động tuy đã đ−ợc mở rộng nh−ng vẫn ch−a đủ so với khả năng có thể khai thác của Ngân hàng. Các quầy giao dịch, các quỹ tiết kiệm phân bố d−ờng nh− chỉ chú trọng cho công tác huy động vốn trong dân c− nơi tập trung các khu dân c− đông đúc mà ch−a chú trọng đến những nơi tập trung những khách hàng lớn của Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

Công tác Marketing Ngân hàng tuy đã đ−ợc chú trọng và là công tác trọng tâm của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nh−ng vẫn ch−a đ−ợc thực hiện theo một chính sách nhất quán. Từng bộ phận, từng cán bộ vẫn ch−a ý thức đ−ợc hết tầm quan trọng của của công tác này, nhận thức còn đơn giãn nên trong phối hợp thực hiện vẫn ch−a đạt đ−ợc kết quả nh− mong muốn. Tuy Ngân hàng đã chủ động tìm đến khách hàng nh−ng do môi tr−ờng cạnh tranh quyết liệt, mặt khác do điều kiện và ph−ơng pháp tiếp cận ch−a phù hợp nên hiệu quả ch−a caọ Công tác thu thập thông tin về thị tr−ờng, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế do vậy mà thiếu thông tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thờị 2.3.3 Những nhân tố tác động tới công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội trong thời gian qua

2.3.3.1 Những nhân tố tích cực

a Nhân tố khách quan

Ngân hàng ĐT&PT Hà nội hoạt động trên địa bàn Thủ đô là trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của cả n−ớc, nơi tập trung nhiều khách hàng lớn, là nơi thử

nghiệm mọi nghiệp vụ mới của toàn ngành, đ−ợc Ngân hàng ĐT&PT VN cho áp dụng nhiều kinh nghiệm thành công, vì vậy Ngân hàng luôn có đầy đủ nghiệp vụ hơn các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Uy tín của Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và Ngân hàng ĐT&PT Hà nội nói riêng đ−ợc khẳng định và nâng cao dần cả ở thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc. Trong hoạt động luôn nhận đ−ợc sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của NHNN nói chung và Ngân hàng ĐT&PT VN nói riêng, luôn đ−ợc sự quan tâm về mọi mặt của ban lãnh đạo và đ−ợc sự hỗ trợ trực tiếp của các phòng ban chức năng.

b Nhân tố chủ quan

Ngân hàng đã thực hiện mở rộng mạng l−ới huy động, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt mang tính cạnh tranh cao, các ph−ơng thức phục vụ khách hàng theo h−ớng khép kín các dịch vụ Ngân hàng, làm tốt công tác Marketing Ngân hàng.

Các Quỹ tiết kiệm gần trung tâm các quận, các khu dân c− có giao thông thuận tiện. Tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình. Thực hiện t− vấn cho khách hàng về hình thức, kỳ hạn gửi tiền cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tạo ra sự tin t−ởng của khách hàng đối với Ngân hàng.

Trình độ công nghệ áp dng trong công tác huy động vốn nói riêng và trong hoạt động Ngân hàng nói chung đạt mức trung bình khá so với các NHTMQD trên địa bàn, do vậy mà đã giảm đ−ợc thời gian giao dịch và thời gian chờ đợi của khách hàng.

Cơ sở khách hàng đa dạng, nhiều tiềm năng đặc biệt là nhóm các Tổng Công ty 90,91 không ngừng tăng tr−ởng. Bên cạnh đó đối t−ợng khách hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống nh− các Công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội có doanh số hoạt động tiền gửi, tiền vay và dịch vụ lớn.

Chính sách khách hàng đ−ợc thực hiện có kết quả tốt, luôn nỗ lực trong việc giữ đ−ợc các khách hàng truyền thống và mở rộng thu hút các khách hàng có tiềm năng lớn mà Ngân hàng có thể khai thác. Công tác hội nghị khách hàng đ−ợc tổ

chức th−ờng xuyên hành năm qua đó nắm bắt đ−ợc các thông tin, kiến nghị của khách hàng, từ đó chủ động trong kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.3.3.2 Những nhân tố tiêu cực

a Nhân tố khách quan

Môi tr−ờng kinh tế và môi tr−ờng pháp lý ch−a thật sự ổn định và đồng bộ đã gây cản trở tới hoạt động huy động vốn. Nguy cơ lạm phát còn có khả năng đe dọa, làm cho ng−ời dân ch−a thật sự tin t−ởng vào môi tr−ờng đầu t−.

Nền kinh tế chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, đồng tiền còn phụ thuộc nhiều vào dồng USD do vậy mà trong thời gian qua khi mà cục dự trữ liên bang Mỹ đã nhiều lần cắt giảm lãi suất đã làm cho lãi suất của n−ớc ta bị ảnh h−ởng gây cản trở cho công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng n−ớc tạ Ngoài ra trong thời gian qua sự tăng giá của đồng USD và giá vàng tăng mạnh đã gây tâm lý hoang mang cho ng−ời dân, do vậy mà có hiện t−ợng ng−ời dân rút tiền đồng để mua vàng hoặc mua đồng USD cất trữ làm cho đồng nội tệ đã thiếu nay càng thiếu hơn.

Luật đất đai đ−ợc bổ sung sửa đổi có hiệu lực từ năm 2001 nên nhiều ng−ời dân thay vì gửi tiền vào Ngân hàng thì họ đã mua bất động sản hoặc đầu t− xây dựng nhà ở. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp ra đời cùng với cơ chế tháo gỡ khó khăn cho cho doanh nghiệp đã làm cho số l−ợng doanh nghiệp thành lập mới trong vài năm gần đây tăng lên đáng kể, điều đó làm cho một l−ợng lớn vốn nhàn rỗi của dân c− tr−ớc đây kể cả tiền gửi ở Ngân hàng cũng đ−ợc rút ra để tiến hành đầu t− trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất kinh doanh.

Hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đã làm cho môi tr−ờng cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Sức ép cạnh tranh từ các NHTMQD, Ngân hàng n−ớc ngoài, Ngân hàng liên doanh…với tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên là rất lớn. Ngoài ra sự cạnh tranh của các tổ chức phi Ngân hàng trong việc thu hút vốn trong dân bằng nhiều hình thức mới có tính hấp dẫn cao nh− loại hình tiết kiệm b−u điện, bảo hiểm nhân

thọ, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá… đã làm mất đi sự độc quyền của Ngân hàng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Sự ra đời và phát triển của thị tr−ờng chứng khoán một mặt đã tạo ra cho Ngân hàng tham gia vào một nghiệp vụ mới qua đó có điều kiện mở rộng thêm mạng l−ới khách hàng, có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới với tiềm năng khái thác rất lớn, đồng thời có thêm nguồn thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán. Nh−ng trong thời gian qua do sự kém sôi động của tthị tr−ờng nên đã làm hạn chế khả năng chuyển đổi của trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và trên thực tế doanh số mua bán trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng rất thấp, từ đó làm hạn chế tới khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng. Mặt khác, sự ra đời của thị tr−ờng chứng khoản đã ảnh h−ởng phần nào tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng vì khi thị tr−ờng chứng khoán ra đời thì ng−ời dân có thêm cơ hội đầu t− mới, họ sẵn sàng đầu t− vốn của mình vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Do vậy mà sẽ hạn chế l−ợng vốn gửi vào Ngân hàng thậm chí sẽ có một l−ợng vốn đáng kể rút ra để đầu t− vào thị tr−ờng chứng khoán.

Tâm lý ng−ời dân nói chung là muốn gửi tiền vào Ngân hàng với kỳ hạn ngắn, loại có tính lỏng cao hơn. Khi cần có thể rút ra để chi tiêu mà vẫn thu đ−ợc lãi suất mong muốn, do vậy mà tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng gây khó khăn cho việc tạo lập nguồn vốn để cho vay các dự án lớn. Ngoài ra do thói quen của ng−ời dân là thích chi tiêu tiền mặt, không muốn hoặc ch−a hiểu biết hết công dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng cho nên số l−ợng tài khoản cá nhân còn ít, Ngân hàng cần khai thác nghiệp vụ này trong thời gian tới để khai thác một l−ợng vốn rất lớn trong nền kinh tế.

b Nhân tố chủ quan

Mặc dù Ngân hàng đã có những b−ớc tiến lớn trong công tác hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng song những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nh−

thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng, máy rút tiền tự động… ch−a phát triển ra diện rộng. Công nghệ Ngân hàng cả về qui trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ là yếu tố quyết định khă năng cạnh tranh của Ngân hàng còn hạn chế, ch−a thực hiện đi tr−ớc một b−ớc và ch−a t−ơng xứng với khả năng hoạt động của Ngân hàng. Thiếu ch−ơng trình phần mềm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành. Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ còn ít, số l−ợng khách hàng đông nên ch−a đáp ứng đ−ợc hết nhu cầu của khách hàng.

Công tác xây dựng qui trình nghiệp vụ thực hiện ch−a đồng bộ, dẫn đến sự phối hợp thực hiện nghiệp vụ ch−a nhịp nhàng và tốc độ giao dịch ch−a caọ

Công tác quản trị điều hành còn mang tính bị động, thiếu nhạy bén. Ch−ơng trình công tác và chế độ báo cáo thực hiện chậm, chất l−ợng ch−a đáp ứng yêu cầu quản trị đề rạ Công tác quản trị điều hành, phân tích dự báo còn bị động, hạn chế trong việc xây dựng các chính sách mang tính dài hạn.

Các hình thức tiếp thị quảng cáo còn ít, công tác khách hàng ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức, Marketing còn dàn trải, hiệu quả thấp. Ch−a tìm đ−ợc nhiều khách hàng, dự án lớn. Việc quảng cáo mới chỉ bó hẹp trên các tạp chí của ngành, ch−a phổ biến rộng rải đến các khách hàng.

Mạng l−ới kinh doanh mỏng, chủ yếu tập trung ở hội sở nên ch−a khai thác hết khả năng và lợi thế của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Ngoài ra sản phẩm của Ngân hàng ch−a thật phong phú, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, do vậy mà dã ảnh h−ởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Ch−ơng 3

giải pháp tăng c−ờng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu T− và Phát Triển Hà nội

3.1 Mục tiêu và ph−ơng h−ớng tăng c−ờng công tác huy

động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong thời

gian tới 3.1.1 Mục tiêu

Là một trung gian tài chính, Ngân hàng nhận thức đ−ợc rằng để hoạt động kinh doanh đ−ợc tiến hành một cách th−ờng xuyên và liên tục thì tr−ớc hết phải có nguyên liệu đầu vào, mà hoạt động tìm kiếm nguyên liệu đó là quá trình thu hút vốn tiền gửi của dân c− và các TCKT. Do vậy, mục tiêu huy động vốn có vị trí rất quan trọng trong mục tiêu tổng thể của Ngân hàng. Mục tiêu này đ−ợc xác định trên cơ sở:

♦ Xuất phát từ định h−ớng chiến l−ợc của Ngân hàng ĐT&PTVN: Giữ vị thế là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt nam, giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho đầu t− phát triển, luôn nỗ lực cao nhất để đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất n−ớc, phục vụ mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế, ổn định tiền tệ, từng b−ớc xây dựng Ngân hàng ĐT&PT VN trở thành một Ngân hàng vững mạnh để nhanh chóng hội nhập với các Ngân hàng trong khu vực và thế giớị

♦ Xuất phát từ định h−ớng chiến l−ợc huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

Đa dạng hoá các hình thức huy động, có biện pháp nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đồng thời tăng l−ợng vốn huy động từ các tầng lớp dân c−.

Coi trọng công tác huy động vốn trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu trung và dài hạn ở cả trong và ngoài n−ớc.

Gắn chiến l−ợc huy động vốn với sử dụng vốn. Đổi mới phong cách phục vụ

áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng

Đồng thời dựa trên đ−ờng lối và chiến l−ợc phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà n−ớc, kế hoạch phát triển của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT VN giai đoạn 2001-2010, căn cứ vào điều kiện thuận lợi và khó khăn của môi tr−ờng kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội xác định một số mục tiêu chủ yếu của trong thời gian tới:

Mục tiêu tổng quát

♦ Phấn đấu trở thành là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn về qui mô hoạt động và chất l−ợng dịch vụ, về sức cạnh tranh và tính năng động. Là một trong những Ngân hàng có chất l−ợng hoạt động tốt trên địa bàn, có cơ cấu hợp lý, có sản phẩm đa dạng, phong cách phục vụ kiểu mẫụ

♦ Là Ngân hàng kinh doanh đa năng tổng hợp, có tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu huy động vốn tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Nội (Trang 62)