Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

Một phần của tài liệu huy động vốn tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Nội (Trang 35)

1.3.2.1 Chiến l−ợc kinh doanh của Ngân hàng

Mỗi Ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến l−ợc kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Chiến l−ợc kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy đ−ợc điểm mạnh, điểm yếu, thấy đ−ợc những cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó dự đoán sự thay đổi của môi tr−ờng để xây dựng đ−ợc chiến l−ợc kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến l−ợc phát triển qui mô và chất l−ợng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng trong chiến l−ợc tổng thể của Ngân hàng. Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu đ−ợc giao về hoạt động huy động vốn , sử dụng vốn và các hoạt động khác của NHTƯ cùng với tình hình thực tế của từng Ngân hàng, Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nếu nhận thấy trong năm có những dự án tốt cần vay vốn với khối l−ợng lớn, thời hạn dài thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động vốn để tìm kiếm đ−ợc nguồn vốn t−ơng ứng bằng cách đ−a ra các loại hình huy động với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng. Còn nếu nhận thấy trong năm tới Ngân hàng cần phải thu hẹp khối l−ợng tín dụng thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động một l−ợng vốn vừa đủ để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến l−ợc kinh doanh của mình Ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà Ngân hàng phải chịu trong khâu huy động. Phải tìm kiếm nguồn

vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau, có nh− vậy Ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vốn.

1.3.2.2 Các hình thức huy động vốn, chất l−ợng các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng và hệ thống các màng l−ới

Một yếu tố ảnh h−ởng đến qui mô và chất l−ợng nguồn vốn huy động là hình thức, kỳ hạn và các dịch vụ cung cấp có liên quan nh− giao dịch tại nhà, rút tiền tự động, t− vấn kinh doanh, dịch vụ thu tiền hộ... Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nh− thời gian và thủ tục giao dịch.

Do nhu cầu của khách hàng khi đến Ngân hàng là khác nhau nên việc thoả mãn đ−ợc những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trong nền kinh té thị tr−ờng thì hiện t−ợng cạnh tranh là tất yếu, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết dể đạt đ−ợc thắng lợi trong kinh doanh. Một Ngân hàng có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những Ngân hàng khác. Các Ngân hàng hiện nay không chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm mà còn khuyến khích ng−ời dân gửi tiền d−ới nhiều hình thức khác nhau nh− mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu phong phú cả về mệnh giă, kỳ hạn và chủng loại….

Khi hình thức huy động vốn đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho số l−ợng ng−ời gửi tiền tăng lên và khi dó chi phí huy động sẽ giảm xuống. Hơn nữa, hình thức huy động vốn phong phú cũng là điều kiện để thu hút những khoản vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau với những tính chất khác nhau về số l−ợng, chất l−ợng và kỳ hạn... Từ đó sẽ giúp Ngân hàng sử dụng vốn linh hoạt, an toàn và hiệu quả hơn.

Dịch vụ Ngân hàng chỉ là sản phẩm phụ trong hoạt động của Ngân hàng nh−ng trong chiến l−ợc cạnh tranh đã cho thấy Ngân hàng nào có dịch vụ đa dạng, chất l−ợng dịch vụ cao, đáp ứng đ−ợc những nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút đ−ợc khách hàng đến với mình. Hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình Ngân

hàng và các tổ chức phi Ngân hàng cùng cạnh tranh với nhau, điều đó có nghĩa là khách hàng càng có điều kiện thuận lợi để lựa chọn Ngân hàng tốt nhất đáp ứng đ−ợc nhu cầu của mình. Vì vậy dịch vụ Ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng và chính là một yếu tố góp phần thu hút khách hàng có hiệu quả nhất.

1.3.2.3 Chính sách lãi suất

Điều đầu tiên mà bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham khảo khi gửi tiền vào Ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất nh− là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi qui mô nguồn vốn thu hút vào Ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửị Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, Ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện −u đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền th−ờng xuyên.

Tuy nhiên không phải Ngân hàng cứ đ−a ra mức lãi suất cao là thu hút đ−ợc nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân c− mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi suất cụ thể mà Ngân hàng đ−a ra sẽ đem lại cho ng−ời gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêụ Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà Ngân hàng đ−a ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó Ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đ−a ra mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra khi quyết định đ−a ra mức lãi suất nào đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nh− thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu t− khác, các qui định của nhà n−ớc, qui định của NHTƯ, mức lãi suất đầu ra mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với các khách hàng vay vốn.

Lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn ng−ời gửi tiền nh−ng lãi suất huy động cao cũng có nghĩ là lãi suất cho vay cũng phải cao t−ơng ứng thì Ngân hàng kinh doanh mới có lãị Mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng nh−ng cũng không đ−ợc cao quá để vẫn có thể thu hút đ−ợc khách đi vay mà không làm giảm lợi

nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa Ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của mình và mặt bằng lãi suất huy động của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng khác.

1.3.2.4 Đổi mới công nghệ Ngân hàng nhất là khâu thanh toán

Cùng với việc đổi mới hoạt động Ngân hàng, các NHTM ngày càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn. Nếu thực hiện tốt khâu này thì sẽ hạn chế đ−ợc việc l−u thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả vừa không an toàn. Ngoài ra nếu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên thì Ngân hàng sẽ thu hút đ−ợc càng nhiều các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế vào hệ thông Ngân hàng và góp phần làm giảm chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm..

Hiện nay các Ngân hàng đang vận động dân c− mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện quá trình thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ qua tài khoản tiền gửi trong đó Ngân hàng đóng vai trò là ng−ời làm trung gian thanh toán, ngoài ra Ngân hàng còn đ−a ra các hình thức huy động vốn thông qua các hình thức hấp dẫn nh− tiền gửi tiết kiệm ở một nơi có thể rút ở nhiều nơi, thực hiện thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ tiền gửị..

Để thực hiện tốt vấn đề này, ngành Ngân hàng phải tiếp tục trang bị những công nghệ hiện đại, nhất là khâu thanh toán. Mặt khác Ngân hàng cần nghiên cứu để đ−a ra các hình thức huy động vốn phù hợp. Từ đó tạo cho khâu thanh toán luân chuyển vốn nhanh và thuận tiện cho công tác kiểm soát.

1.3.2.5 Hoạt động Marketing Ngân hàng

Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho Ngân hàng nắm bắt đ−ợc yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó Ngân hàng đ−a ra đ−ợc các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù hợp. Đồng thời các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm bắt đ−ợc nhu

cầu của thị tr−ờng từ đó để có các biện pháp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm giành −u thế về mình.

1.3.2.6 Mức độ thâm niên và uy tín của Ngân hàng

Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo đ−ợc hình ảnh riêng của mình trong lòng thị tr−ờng. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin t−ởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng ổn định khối l−ợng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Một Ngân hàng có một bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên… sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng, gây đ−ợc sự chú ý của khách hàng từ đó lôi kéo đ−ợc khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình.

Ch−ơng 2

thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng đầu t− và phát triển thành phố hà nội

2.1 khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng đầu t− và phát triển thành phố hà nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Hà nội

Ngân hàng đầu t− và phát triển Hà Nội có trụ sở tại 4B - Lê Thánh Tông - - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội đ−ợc thành lập từ ngày 27/05/1957 theo Nghị Định 233/NĐ-TC_TCCP của Bộ Tài Chính. Hơn 45 năm, gần 1/2 Thế kỷ Ngân hàng ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với tên gọi lịch sử :

♦ Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội 1957 – 1981.

♦ Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Xây dựng Thành phố Hà Nội 1982 – 1989.

♦ Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội 1990 đến naỵ

Trải qua hơn 45 năm phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng vầ bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng nền kinh tế XHCN _ Ngân hàng đã không ngừng phát triển và tr−ởng thành, cán bộ công nhân viên Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã vững chí bền lòng, kiên trì thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng, đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá qua mỗi thời kỳ lịch sử Thủ đô góp phần thêm nét đẹp Thăng Long ngàn năm văn hiến, đó là một quá trình phấn đấu liên tục giữ vững tôn chỉ, mục đích, bám sát thực tiễn, phát hiện và cổ vũ nh−ng nhân tố mới, những điển hình tiêu biểu, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc giaọ

Đất n−ớc vào thời kỳ đổi mới đòi hỏi Ngân hàng phải chuyển biến mạnh về chất, phải thực hiện huy động vốn để hoạt động, không trông chờ vào Ngân sách, phải mở rộng diện hoạt động cả trong và ngoài n−ớc để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Tr−ớc tình hình đó Ngân hàng ĐT&XD Hà

nội đ−ợc chủ tịch HĐBT quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT&PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/01/1990, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng ĐT&PT nói riêng có b−ớc ngoặt quan trọng, nhất là từ khi có 2 pháp lệnh về Ngân hàng

D−ới sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội chủ yếu cung ứng vốn đầu t− cho những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế Thủ đô. Theo tinh thần Nghị quyết ĐH VI và ĐH VII của Đảng, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu những năm 90 cùng với toàn ngành CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội vừa thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn XDCB theo kế hoạch Nhà n−ớc vừa thí điểm thành công chuyển đổi cơ chế đầu t−, thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng: Cho vay bảo đảm giá trị theo vàng(1992), cho vay đầu t− chiều sâu bằng ngoại tệ(1993), cho vay uỷ thác tài trợ ODĂ1994), chủ động tạo lập tăng thêm nguồn vốn bằng nhiều hình thức: phát hành kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng, huy động tiết kiệm xây dựng nhà ở, phát hành kỳ phiếu bằng VND &USD, huy động tiết kiệm….

Đặc biệt từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn ĐTXDCB sang TC ĐTPT, từ đó đã chuyển sang giai đoạn mới: Kinh doanh đa năng tổng hợp thực sự đã trở thành một NHTM quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu t− phát triển trong cơ chế thị tr−ờng theo định h−ớng XHCN nh− việc đa ph−ơng hoá, đa dạng hoá hình thức và biện pháp huy động vốn phục vụ đầu t− và phát triển của Ngân hàng. Vào ngày 16/12/1996 CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đ−ợc TGĐ NH ĐT&PT VN chấp thuận theo tiêu chuẩn DNNN hạng 1 bao gồm 17 phòng, 04 Chi nhánh trực thuộc với 12 bàn tiết kiệm, các điểm giao dịch Ngân hàng bán lẻ tại các khu vực đông dân c−, các trọng điểm kinh tế thủ đô thu hút khách hàng đến gửi tiền, quan hệ tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng đối với từng cá nhân và các tổ chức kinh tế.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Hà nội

Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội có trụ sở chính tại 4B Lê Thánh Tông là DNNN hạng 1 và 03 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh khu vực Đông Anh, khu vực Thanh Trì và khu vực Cầu Giấỵ

Tại hội sở chính cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Hà nội nh− sau : Về nguồn nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội bao gồm 341 cán bộ công nhân viên trong đó nữ là 220 ng−ời, 121 là nam. 12 ng−ời có trình độ thạc sĩ chiếm 3,52 %. 234 ng−ời có trình độ đại học, chiếm 68,62 %. Còn lại là các trình độ khác.

Ban Giám đốc gồm có 01 Giám Đốc là ng−ời có quyền cao nhất, giúp việc cho Giám đốc là 03 Phó giám đốc. Và một số phòng ban chủ yếu sau:

Phòng Tài chính – Kế toán: Phòng tài chính kế toán là một đơn vị thuộc tổ

chức Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, có nhiệm vụ tham m−u cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo, tham gia công tác hạch toán kế toán và quản lý thu chi tài chính toàn chi nhánh và trực tiếp tổ chức và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiện hành.

Phòng Thẩm định kinh tế kỹ thuật và T− vấn đầu t−: Là đơn vị thuộc Chi

nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà nội, làm tham m−u cho giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và t− vấn đầu t− và trực tiếp thực hiện một số công việc thẩm định, kinh tế kỹ thuật và t− vấn đầu t− theo đúng các chủ tr−ơng, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà n−ớc, Thống đốc NHNN và chỉ đạo của tổng giám đốc Ngân hàng ĐT &PT Việt nam.

Phòng Tín dụng: Phòng tín dụng là một đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng

ĐT&PT Hà nội, đ−ợc tổ chức thành 04 phòng, các phòng tín dụng 1,2 và 4 có

Một phần của tài liệu huy động vốn tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)