Kế toán giảm tài sản cố định

Một phần của tài liệu 90 Tổ chức kế toán tại sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng số I Phú Thọ (Trang 29 - 32)

IV- Kết quả thanh lý TSCĐ ( Ký,họ tên) Chi phí thanh lý TSCĐ: 500.000 đ

2.3.1.3. Kế toán giảm tài sản cố định

Trong trường hợp cần thiết và để phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ, nhà nước và cơ quan cấp trên có thể điều động TSCĐ từ đơn vị này sang đơn vị khác sau khi có sự thỏa thuận của đơn vị.Những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả thì đơn vị lập phương án nhượng bán và trình cơ quan xét duyệt.

ở Công ty khi có TSCĐ nhượng bán, thanh lý, hay điều động đều tiến hành đánh giá lại để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đó phù hợp với chi phí đầu tư mua sắm TSCĐ và mức độ hao mòn của TSCĐ ở thời điểm bàn giao.

Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đó được nói ở trên, là căn cứ để tiến hành bàn giao và thanh toán giữa hai bên (bên giao và bên nhận TSCĐ).

TSCĐ không còn khả năng sử dụng hoặc vẫn còn sử dụng được nhưng xétt thấy không có hiệu quả, đơn vị sẽ lập phương án thanh lý trình lên cơ quan chủ quản cấp trên . Các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình thanh lý TSCĐ sẽ được hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Phần chênh lệch giữa thu và chi ( thu lớn hơn chi) sẽ được đưa vào thu nhập.

Trong đơn vị, việc giảm TSCĐ thường do các nguyên nhân chủ yếu như:Thanh lý, nhượng bán, điều chuyển cho đơn vị khác. Hiện nay, để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác do Công ty có sự chuyển hướng về nhiệm vụ xây lắp (có tham gia làm các công trình giao thông như đường xá, cầu cống - một hoạt động mà trước đây đơn vị chưa bao giờ thực hiện). Do đó, để có vốn đầu tư các thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ mới này, ngoài đầu tư bằng vốn tự có, đơn vị cũng có hướng xin thanh lý, nhượng bán các TSCĐ không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất nữa, trình tự hạch toán cũng tương tự phần tăng TSCĐ.

Ví dụ 8(tiếp ví dụ 3): Thanh lý máy vi tính phòng tài vụ công ty trong

tháng 1/ 2008. Khi đó giá trị thu hồi đã thu ngay bằng tiền mặt: 1.500.000 đồng; phiếu thu số 07.

+ Ngày 10/ 1/ 2008 kế toán vào sổ nhật ký chung theo các nội dung và định khoản sau:

Nợ TK 811 = 12.813.729 Nợ TK 214 = 12.813.725 Có TK 211 = 25.640.267 Thu từ thanh lý: Nợ TK 111 = 1.650.000 Có TK 711 = 1.500.000 Có TK 3331 = 150.000

+ Đồng thời vào sổ kế toán tăng, giảm TSCĐ; Phần TSCĐ giảm, mục nguyên giá ghi ở cột ngân sách: 25.640.267đồng.

Ví dụ 9: Ngày 10/5/2008 Công ty nhượng bán 01 máy xúc DY45 do Công

trường xây dựng số 1 quản lý và sử dụng, với giá 40.000.000đ. Trong sổ sách, TSCĐ này thể hiện nguyên giá 150.000.000đ, số đã khấu hao hết . Giá trị thu hồi sau thanh lý là 40.000.000 bằng tiền mặt.

+ Ngày 10/ 5/ 2008 căn cứ biên bản thanh lý TSCĐ quyết định thanh lý TSCĐ và phiếu thu tiền do thanh lý TSCĐ kế toán vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau: Nợ TK 214: 150.000.000 Co TK 211: 150.000.000 -Phản ỏnh số thu về thanh lý TSCĐ: Nợ TK 111 : 40.000.000 Có TK 711: 40.000.000

+ Đồng thời vào sổ kế toán tăng, giảm TSCĐ; Phần TSCĐ giảm, mục nguyên giá ghi ở cột ngân sách: 150.000.000 đồng.

Biểu 3:

Công ty cổ phần xây dựng số I Phú Thọ

Một phần của tài liệu 90 Tổ chức kế toán tại sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng số I Phú Thọ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w