Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh

Một phần của tài liệu 71 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh (Trang 50 - 55)

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:

3.2.Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh

sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Để khắc phục tình trạng phân bổ không đều tiền lương nghỉ phép của công nhân vào các tháng, theo em công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính theo kế hoạch nhằm đảm bảo tỷ lệ ổn định về tiến lương trong giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ Số tiến lương nghỉ phép của công nhân SX theo kế hoạch năm

Trích trước

Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân SX theo kế hoạch năm

Tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trích trong tháng

=

Số tiền lương cơ bản của công nhân SX trong

tháng

Theo kế hoạch tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sản xuất năm 2008 là:

Tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sản xuất: 1 494 072 000 đ Tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch: 77 816 214 đ

77 816 214

Tỷ lệ trích trước = = 0,05

1 494 072 000

Tiền lương nghỉ phép của công nhân phải trích trong tháng 06/2008: 124 506 000 x 0,05 = 6 225 300 đ

Căn cứ vào kết quả tính toán trên kế toán ghi: Ghi nợ TK 622: 6 225 300

Ghi có TK 335: 6 225 300

Khi có tiền lương phát sinh thực tế, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương tiến hành tập hợp tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và định khoản kế toán:

Ghi nợ TK 335 Ghi có TK 334

Cuối năm phải tiến hành tất toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trên TK 335.

- Trường hợp chi phí phát sinh thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước thì khoản chênh lệch ghi bổ xung tăng chi phí

Ghi nợ TK 622 Ghi có TK 334

- Trường hợp chi phí đã trích lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì khoản chênh lệch được ghi tăng vào khoản thu nhập bất thường

Ghi nợ TK 335

Ghi có TK 721

Hiện nay ở Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số là phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty. Tuy nhiên khi áp dụng kế toán đã áp dụng không đầy đủ các bước tiến hành theo qui định.Theo lý thuyết khi áp dụng phương pháp này, sau khi tính đổi các sản phẩm khác nhau thành sản lượng tiêu chuẩn thì tiến hành tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm, cuối cùng mới tiến hành tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm. Bước 1: Tính đổi các sản phẩm khác nhau về sản phẩm tiêu chuẩn (Thực hiện như phần tính giá thành sản phẩm)

Bước 2: Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ

của

Sản lượng tiêu chuẩn của loại sản phẩm thứ i

từng loại sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng sản phẩm tiêu chuẩn Bước 3: Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (Theo từng khoản mục)

Tổng giá thành thực tế của sản phẩm thứ i

Tổng giá thành sản phẩm

Hệ số phân bổ chi phí của sản phẩm thứ i

Tổ chức sử dụng máy vi tính vào công tác tính giá thành sản phẩm Hiện nay mặc dù Công ty đã sử dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán nhưng riêng phần hành kế toán tính giá thành sản phẩm và tiền lương kế toán viên vẫn phải thực hiện bằng tay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hạch toán kế toán. Trong điều kiện Công ty sản xuất nhiều mặt hàng, để đáp ứng được yêu cầu phân bổ chi phí và tính giá thành của từng loại sản phẩm được chính xác, giảm bớt khối lượng công việc làm bằng tay của nhân viên nghiệp vụ, theo em Công ty nên đầu tư mua mới phần mếm kế toán phân bổ chi phí và tính giá thành để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán đặc biệt trong phần hành k ế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

KẾT LUẬN

Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Việc tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là yêu cầu của quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng. Thực hiện được những yêu cầu đó không những là điều kiện để đánh giá đúng đắn kết quả phấn đấu của đơn vị mà còn là tiền đề để đơn vị có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Do đó, hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh nói riêng là một vấn đề cần thiết, xuất phát từ những yêu cầu thực tế hiện nay.

Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty quản lý tốt hơn quá trình sản xuất của mình. Để từ đó giá thành sản phẩm thực sự trở thành một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất, thực hiện tốt chức năng thông tin, kiểm tra để thiết lập giá, bù đắp những chi phí bỏ ra.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh em nhận thấy để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải hoàn thiện hơn nữa ở một số khâu làm việc.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quang Quynh và các anh chị

phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và hoàn thành chuyên đề này.

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần 1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 3 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần

Viglacera Hợp Thịnh

3 1.2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản

xuất sản phẩm của Công ty

3

Đặc điểm quy trình sản suất sản phẩm 4

Đặc điểm tổ chức sản xuất 5

1.3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính

6

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 6

Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính 10

1.4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

10 1.4.1 - Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera

Hợp Thịnh

11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2 - Hình thức ghi sổ kế toán 12

Về nội dung chứng từ kế toán 12

Về vận dụng tài khoản kế toán 13

Về vận dụng sổ sách 14

Về vận dụng Báo cáo kế toán 15

Phần 2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

17 2.1. - Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty

Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

Về đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

Về phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất

17 17 18 2.2 - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23 2.3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 29 2.4 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 34 2.5 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng 40 2.6 - Công tác đánh gía sản phẩm làm dở cuối kỳ 42

2.7- Thực tế công tác tính giá thành tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

45

Phần 3 Nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

50

3.1 - Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh

50 3.2 - Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh

52

Kết luận 55

Một phần của tài liệu 71 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh (Trang 50 - 55)