Giải pháp vận hành hệ thống kế toán

Một phần của tài liệu 56 Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang. (Trang 70 - 75)

Hiện tại, Cơ sở Hưng Quang có thể áp dụng hệ thống kế toán được xây dựng từ để tài để phục vụ cho công tác kế toán. Tuy nhiên, để hệ thống kế toán vận hành hiệu quả hơn, đề tài đề xuất một số giải pháp sau đây:

- Cơ sở cần xây nhà kho để chứa nguyên vật liệu và những sản phẩm đã sản xuất chưa đến ngày giao hàng, giúp kiểm soát quá trình nhập, xuất hàng tồn kho, hạn chế thất thoát do mất cắp hoặc sử dụng lãng phí.

- Khi Hưng Quang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, để hệ thống kế toán vận hành tốt, Hưng Quang cần tuyển thêm thủ kho, thủ quỹ và người quản lý xưởng. - Thay vì vận hành hệ thống kế toán một cách thủ công, Cơ sở có thể thiết lập các

thành phần của hệ thống kế toán trên máy vi tính bằng Excel và liên kết với nhau bởi các hàm Excel, giúp cho công tác kế toán đạt hiệu quả cao hơn.

Tóm tắt

Đề tài đã thiết lập một hệ thống kế toán bao gồm 5 thành phần chính: hệ thống báo cáo kế toán, các danh mục đối tượng kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống sổ kế toán. Ngoài việc thiết kế các loại báo cáo tài chính, bảng hệ thống tài khoản, các danh mục, chứng từ và sổ kế toán cần thiết, đề tài nghiên cứu còn nêu lên các đặc điểm, nội dung, phương pháp lập và ví dụ minh họa cách ghi các chỉ tiêu trong những loại báo cáo, chứng từ, sổ sách kế toán đó.

Chương 5 KẾT LUẬN

Cơ sở Hưng Quang là một hộ kinh doanh cá thể, công tác kế toán tại Cơ sở không được chú trọng như ở các công ty hay doanh nghiệp tư nhân. Cơ sở chưa có hệ thống kế toán nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc ghi chép và quản lý. Một hạn chế lớn trong công tác kế toán của Hưng Quang là Cơ sở không quản lý và kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho nên dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí. Mặt khác, kế toán chưa cung cấp những thông tin đa dạng, kịp thời về tình hình mua bán chịu và các thông tin cần thiết khác.

Để khắc phục những hạn chế trên, đề tài đã thiết lập được một hệ thống kế toán tương đối phù hợp với Hưng Quang, bao gồm 5 thành phần chính: hệ thống báo cáo kế toán, các danh mục đối tượng kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống sổ kế toán. Đề tài không chỉ thiết kế các loại báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảng hệ thống tài khoản, các danh mục, chứng từ và sổ kế toán cần thiết mà còn nêu lên các đặc điểm, nội dung, phương pháp lập và ví dụ minh họa cách lập các chỉ tiêu trong các loại báo cáo, chứng từ, sổ sách kế toán đó.

Hiện tại, Hưng Quang vẫn là một hộ kinh doanh cá thể nên Cơ sở có thể áp dụng hệ thống kế toán này để quản lý doanh nghiệp, còn đối với những vấn đề liên quan đến cơ quan Nhà nước như việc kê khai nộp thuế thì Cơ sở vẫn thực hiện dựa theo chế độ kế toán hộ kinh doanh. Thời gian sắp tới, các hộ kinh doanh không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nữa mà sẽ chuyển sang đóng thuế thu nhập cá nhân, Cơ sở cần tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp để thích nghi với tình hình hiện tại. Khi Hưng Quang chuyển sang loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng hệ thống kế toán này, chỉ cần xây dựng thêm hệ thống báo cáo thuế và hoàn thiện hệ thống kế toán cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhìn chung, đề tài này đã đạt được tương đối đầy đủ những mục tiêu đề ra ban đầu, tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho Cơ sở Hưng Quang trong việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán, giúp cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơ sở tốt hơn, nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã học hỏi thêm rất nhiều kiến thức về lĩnh vực kế toán, kể cả lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức và kinh nghiệm thực tế này sẽ giúp ích cho tác giả rất nhiều trong hiện tại và nhất là trong công việc sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

™ Sách tham khảo

1. Luật kế toán. 2008. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2006. Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thế Hưng. 2006. Hệ thống thông tin kế toán. Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Nguyễn Thị Thu – Vũ Hữu Đức. 2007. Kế toán – Ngôn ngữ kinh doanh. Nhà xuất

bản Thống Kê

5. Phan Đức Dũng. 2006. Nguyên lý kế toán. Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Thiều Thị Tâm – Nguyễn Việt Hưng – Phạm Quang Huy – Phan Đức Dũng. 2007. Hệ thống thông tin kế toán. Nhà xuất bản Thống Kê.

™ Trang web tham khảo

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa [trực tuyến]. Đọc từ:

http://vbpq.mof.gov.vn/viewdoc.aspx?Docmain_ID=21929

2. Lợi ích của một Hệ thống kế toán vững mạnh! [trực tuyến]. Đọc từ: http://www.kienthuctaichinh.com/2007/11/li-ch-ca-mt-h-thng-k-ton-vng- mnh.html

3. Luật kế toán [trực tuyến]. Đọc từ: http://www.luatgiapham.com/phap-luat/5-luat- kinh-doanh/139-luat-ke-toan-so-03-2003-qh11-ngay-17-06-2003.html

4. Tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam [trực tuyến]. Đọc từ: http://www.crp.org.vn/diendan/index.php?topic=1352.0

5. Từng bước thiết kế hệ thống kế toán đơn giản bằng Excel [trực tuyến]. Đọc từ: http://blog.360.yahoo.com/blog-GKa2Wbk_fKmuiNEsyBGH7L5nRBk-

?cq=1&p=407

PHỤ LỤC

™ Phụ lục 1 MẪU HÓA ĐƠN BÁN HÀNG THÔNG THƯỜNG

Cơ sở Hưng Quang sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường theo mẫu của Cơ quan thuế. Mẫu hóa đơn như hình dưới đây:

™ Phụ lục 2 CÁC LOẠI SỔ HƯNG QUANG ĐANG SỬ DỤNG SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG

Chứng từ Hàng mua

Số Ngày Diễn giải

Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7=6x5 8

Cộng

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG

Chứng từ Hàng bán

Số Ngày Diễn giải

Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7=6x5 8

Cộng

BẢNG KÊ GIÁ TRỊ VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ TỒN CUỐI THÁNG Tháng .... năm .... STT Tên, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá

Đơn vị tính tồn thực tế Số lượng (giá vốn)Đơn giá (trị giá vốn) Thành tiền Ghi chú

A B C 1 2 3 4

™ Phụ lục 3 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của Báo cáo tài chính gửi Cơ quan thuế, dùng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số phát sinh trong năm và số hiện có cuối năm

của từng tài khoản.

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Năm …..

Đơn vị tính: Triệu đồng Số dư đầu năm Số phát sinh trong năm Số dư cuối năm Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Nợ Nợ Nợ A B 1 2 3 4 5 6 Tổng cộng Lập, ngày ... tháng ... năm... Kế toán (Ký, họ tên) Chủ Cơ sở (Ký, họ tên, đóng dấu)

Phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản

- Ct A: cột này ghi số hiệu tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 doanh nghiệp sử

dụng trong năm báo cáo.

- Ct B: ghi tên tài khoản theo thứ tự từng loại tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng

trong năm báo cáo.

- Ct 1, 2: số liệu ghi vào cột “Số dư đầu năm” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5,

6 “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước, hoặc căn cứ vào sổ nhật ký chung năm nay.

- Ct 3, 4: số liệu ghi vào cột “Số phát sinh trong năm” được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc lập bảng bằng excel dựa vào Sổ nhật ký chung năm nay.

- Ct 5, 6: số liệu ghi vào cột “Số dư cuối năm” được tính bằng công thức:

Một phần của tài liệu 56 Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang. (Trang 70 - 75)