Xây dựng các mục tiêu

Một phần của tài liệu 56 Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang. (Trang 29)

Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang là cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời cho chủ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý và đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.

4.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Kiểm soát chi phí.

- Kiểm soát việc thu, trả công nợ.

- Kiểm soát hàng tồn kho, tài sản cố định và nguồn tiền chặt chẽ.

- Cung cấp thông tin kịp thời để có thể phân tích tình hình kinh doanh hiệu quả.

4.2 Xây dựng Hệ thống kế toán

Sau khi xác định mục tiêu, đề tài đi vào phần xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với Cơ sở Hưng Quang, bao gồm 5 thành phần chính:

− Hệ thống báo cáo kế toán.

− Các danh mục đối tượng kế toán.

− Hệ thống tài khoản kế toán.

− Hệ thống chứng từ kế toán.

− Hệ thống sổ kế toán.

Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được trình bày trong báo cáo nghiên cứu cả nội dung và hình thức. Mỗi loại báo cáo tài chính, chứng từ hay sổ kế toán hợp pháp, hợp lệ đều phải có tên đơn vị và địa chỉ bên trái phía trên tiêu đề, nội dung và cuối cùng là họ tên chữ ký của những người liên quan.

Trong phần “Xây dựng hệ thống kế toán”, đề tài chủ yếu trình bày những nội dung sau đây:

- Thiết kế các loại báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảng hệ thống tài khoản, các danh mục, chứng từ và sổ kế toán cần thiết sao cho phù hợp với Cơ sở Hưng Quang mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ (thiết kế dựa theo các mẫu bảng, biểu dùng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC).

- Nêu đặc điểm, nội dung của các loại báo cáo, chứng từ, sổ sách kế toán, đồng thời trình bày phương pháp lập các chỉ tiêu trong đó.

- Cho ví dụ minh họa cách ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán.

4.2.1 Hệ thống Báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán được xây dựng trong đề tài bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Báo cáo tài chính được xây dựng dựa theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Do Hưng Quang là một doanh nghiệp nhỏ, chưa cần đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nên đề tài xây dựng hệ thống báo cáo tài chính chỉ bao gồm 3 loại báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Báo cáo kế toán quản trị được lập để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm và tình hình thu, trả công nợ.

4.2.1.1Bảng Cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính rất quan trọng, được lập để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Cơ sở. Đề tài xây dựng Bảng cân đối kế toán với các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:

Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG Địa chỉ: Tp. Long Xuyên

Tỉnh An Giang

Mẫu số B 01 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ti Ngày ... tháng ... năm ...

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI SẢN

số

Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

A B C 1 2

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100 = 110 + 130 + 140) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110

1. Tiền mặt

2. Tiền gửi ngân hàng

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132

III. Hàng tồn kho 140

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Tài sản cố định 210 III.02

1. Nguyên giá 211

2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (...) (...)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311

2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.03 5. Phải trả người lao động 315

6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318

II. Nợ dài hạn 320

1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410) 400

I. Vốn chủ sở hữu 410 III.04

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 2- Nợ khó đòi đã xử lý

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Kế toán

Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán

- Ct B: các chỉ tiêu nào không có số liệu thì không báo cáo nhưng không được

đánh lại cột “Mã số” này.

- Ct C: số hiệu ghi ở cột này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo

cáo tài chính nhằm thể hiện số liệu chi tiết hoặc thuyết minh bổ sung cho Bảng cân đối kế toán.

- Ct 1: ghi số dư cuối kỳ của từng chỉ tiêu từ Bảng cân đối tài khoản13 đã lập trước đó, một chỉ tiêu có thể bao gồm nhiều tài khoản hoặc một chỉ tiêu lớn là tổng của các chỉ tiêu thành phần. Bảng cân đối kế toán được lập phải luôn đảm bảo tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:

Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” = Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn”

- Ct 2: số liệu ghi vào cột “Số đầu năm” năm nay được căn cứ vào số liệu ghi

ở cột “Số cuối năm” (cột 1) của bảng cân đối kế toán năm trước.

Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán

- Ct “S đầu năm”: số liệu ghi vào cột này được lấy từ cột “Số cuối năm”

tương ứng của từng chỉ tiêu năm trước.

- Ct “S cui năm”: số liệu để ghi vào các chỉ tiêu của cột này lấy từ số dư Nợ

cuối kỳ của tài khoản tương ứng với từng chỉ tiêu.

4.2.1.2Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo thu nhập được lập nhằm phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của Cơ sở với các chỉ tiêu được trình bày ở bảng sau đây:

Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG Địa chỉ: Tp. Long Xuyên

Tỉnh An Giang

Mẫu số B 02 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm ...

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay trước Năm

A B C 1 2

1. Doanh thu bán hàng 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3. Doanh thu thuần về bán hàng (10 = 01 - 02) 10

4. Giá vốn hàng bán 11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21

7. Chi phí tài chính 22

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí quản lý kinh doanh 24

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30

10. Thu nhập khác 31

11. Chi phí khác 32

12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.05

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60 = 50 - 51)

60

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Kế toán

Phương pháp lập các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Ct C: số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu

này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Ct 2: số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo này được căn cứ vào số

liệu ghi ở cột “Năm nay” (cột 1) theo từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo thu nhập năm trước.

- Ct 1: nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của cột “Năm nay” như sau:

+ Việc ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí: báo cáo thu nhập phản ánh kết quả kinh doanh trên cơ sở dồn tích, do đó, Cơ sở phải ghi nhận doanh thu ở kỳ kế toán mà thành phẩm đã được bán, không kể số tiền đã thu được ở kỳ đó. Chi phí được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng được sử dụng để tạo ra doanh thu ở kỳ đó, không kể số tiền đã chi ra trong kỳ đó.

+ Việc tính chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng”: lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn. Ở doanh nghiệp sản xuất như Hưng Quang, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất sản phẩm đã bán trong kỳ (gồm những giá trị của nguyên vật liệu, nhân công và những nguồn lực khác đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó).

+ Tính chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”: để tính được chỉ tiêu này Cơ sở cần xác định doanh thu, chi phí tài chính và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn như: lương cho nhân viên kế toán, tiền vận chuyển sản phẩm bán ra trong kỳ, chi phí vật dụng văn phòng... Chỉ tiêu “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” sẽ giúp ta đánh giá xem Cơ sở đã đạt được lợi nhuận là bao nhiêu từ việc bán sản phẩm trong quá trình hoạt động chính của mình.

+ Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế”: chỉ tiêu này là tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

+ Chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này được tính dựa trên thuế suất và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán. Trước khi chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, Cơ sở Hưng Quang vẫn sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán (tính trên doanh thu trong kỳ), vì vậy, chỉ tiêu này được tính toán chỉ nhằm mục đích so sánh lợi ích giữa cách tính thuế thu nhập theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa với chế độ kế toán hộ kinh doanh.

+ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần) sau thuế từ các hoạt động của Hưng Quang phát sinh trong kỳ kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.3Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để trình bày những thông tin về đặc điểm của doanh nghiệp, chính sách kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp và những thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

Việc đánh số thứ tự các thông tin trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần được duy trì nhất quán từ năm này sang năm khác để thuận tiện cho công việc theo dõi, so sánh, đối chiếu.

Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG Địa chỉ: Tp. Long Xuyên

Tỉnh An Giang

Mẫu số B 09 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Năm ...

I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1) Hình thức sở hữu vốn 2) Lĩnh vực kinh doanh

3) Tổng số công nhân viên và người lao động

4) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo

cáo tài chính

II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

1) Kỳ kế toán năm

2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 3) Chế độ kế toán áp dụng

4) Hình thức kế toán áp dụng

5) Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.

6) Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng 7) Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay

8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: Triệu đồng

01. Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm

- Nguyên liệu, vật liệu - Công cụ, dụng cụ - Chi phí SX, KD dở dang - Thành phẩm .... .... .... ... .... .... .... .... Cộng 02. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình

Khoản mục vật kiến trúc Nhà cửa, Máy móc, thiết bị Tổng cộng

(1) Nguyên giá TSCĐ hu hình

- Số dư đầu năm - Số tăng trong năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số giảm trong năm (…) (…) (…)

- Số dư cuối năm

(2) Giá tr hao mòn lũy kế

- Số dư đầu năm - Số tăng trong năm

- Số giảm trong năm ( ... ) ( ... ) ( ... ) - Số dư cuối năm

(3) Giá tr còn li ca TSCĐ hu hình (1-2)

- Tại ngày đầu năm - Tại ngày cuối năm

03. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Cuối năm Đầu năm

- Thuế giá trị gia tăng phải nộp - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế nhà đất

04. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Số đầu năm

Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm

1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Cộng

IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

05. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu thuế TNDN

Năm nay Năm trước

(1) Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế ... ...

(2) Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN

(3) Các khoản chi phí không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN

... ...

... ... (5) Số thu nhập chịu thuế TNDN trong năm (5 = 1-2+3-4) ... ...

06. Chi phí SXKD theo yếu tố Năm nay Năm trước

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ...

V. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ... Lập, ngày ... tháng ... năm... Kế toán (Ký, họ tên) Chủ Cơ sở (Ký, họ tên, đóng dấu)

Nội dung và cách lập các chỉ tiêu của Bản thuyết minh báo cáo tài chính

I. Đặc đim hot động ca doanh nghip

1) Hình thức sở hữu vốn: chỉ tiêu này ghi tên loại hình doanh nghiệp. Khi Hưng Quang chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân thì ta ghi vào chỉ tiêu này là “Doanh nghiệp tư nhân”.

2) Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ hay tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh. Hiện tại, lĩnh vực kinh doanh của Hưng Quang là “Sản xuất công nghiệp”, mà cụ thể là sản xuất máy bơm.

3) Tổng số công nhân viên và người lao động: nêu số lượng lao động bình quân trong năm báo cáo, kể cả lao động chính thức và lao động thuê ngoài.

4) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng

đến Báo cáo tài chính: chỉ tiêu này nêu lên đặc điểm hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, quản lý, quy mô, thị trường và những sự kiện khác có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

II. Chính sách kế toán áp dng ti doanh nghip

1) Kỳ kế toán năm: ghi rõ kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/X kết thúc vào ngày 31/12/X.

2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đối với Hưng Quang, chỉ tiêu này được ghi là “Đồng Việt Nam”.

3) Chế độ kế toán áp dụng: khi chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, Hưng

Quang sẽ chính thức áp dụng “chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa”. 4) Hình thức kế toán áp dụng: chỉ tiêu này ghi “Hình thức kế toán nhật ký

Một phần của tài liệu 56 Xây dựng hệ thống kế toán tại cơ sở Hưng Quang. (Trang 29)