3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận
- Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, kiểm tra hoạt động của Phó giám đốc và các phòng ban, hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị.
- Phó giám đốc: phụ trách giám sát, quản lý, điều hành các bộ phận trực thuộc theo lệnh của giám đốc, là phụ tá của giám đốc và chịu trách nhiệm về các mặt được phân công.
- Phòng tổ chức – hành chánh: quản lý công tác hành chánh; chịu trách nhiệm về khâu nhân sự như thu tuyển và ký kết hợp đồng lao động, sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý cho các phòng ban; thực hiện, quản lý và đảm bảo các chế độ chính sách đối với người lao động (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động); giám sát tình hình an ninh trật tự của toàn công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: quản lý, tham mưu các hoạt động của công ty về mặt tài chính; có nhiệm vụ hạch toán, tổng hợp, quyết toán sổ sách, chứng từ theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán quy định; bảo đảm nguồn tài chính cho công ty; lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo đúng định kỳ.
- Quản lý xưởng sản xuất: giám sát, theo dõi quá trình sản xuất, nhập, xuất thành phẩm, quản lý công nhân, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng của toàn phân xưởng. Trong đó, các tổ trưởng của các khâu sản xuất có trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình làm
Tổ trưởng Fillet Sửa cá Thành phẩm Xếp khuôn Bàn kiểm Phòng Kỹ Thuật Phòng Quản Lý Chất Lượng Quản Lý Xưởng Sản Xuất Phòng Tài Chính – Kế Toán Phòng Tổ Chức – Hành Chánh Phó Giám Đốc Giám Đốc Chủ Tịch HĐTV
tại công ty TNHH GMG
- Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất nhằm đảm bảo mỗi công đoạn đều tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời đề ra các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất.
3.3 Tổ chức kế toán tại công ty 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán CCDC, TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Kế Toán Trưởng Kế toán thanh toán
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của phòng kế toán, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên và là người xử lý cuối cùng của công tác kế toán, thay mặt ban giám đốc giám sát, quản lý tình hình tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc.
Kế toán tổng hợp: ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh trên các tài khoản tổng hợp, cuối kỳ tổng hợp và kiểm tra tính cân đối của các số liệu để lập báo cáo tài chính, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt của công ty.
Kế toán vật tư: theo dõi, ghi nhận, kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật tư theo đúng số lượng, qui cách, chủng loại.
Kế toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm của công cụ dụng cụ và tài sản cố định, thực hiện phân bổ chi phí công cụ dụng cụ và trích khấu hao tài sản cố định.
Kế toán tiền lương: tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, khen thưởng của công nhân viên.
Kế toán công nợ: ghi nhận số phát sinh, số dư của các khoản công nợ bên trong và bên ngoài công ty.
Thủ quỹ: có trách nhiệm thu chi bằng tiền mặt cho các hoạt động thanh toán của công ty, kiểm tra quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư mỗi ngày.
tại công ty TNHH GMG
3.3.2 Chính sách kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán: áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
14/09/2006 của Bộ Tài Chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá trị thuần có thể thực hiện được. + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo chuẩn mực kế toán số 14. - Công ty kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
3.3.3 Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty
- Hình thức kế toán áp dụng: công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính theo một chương trình phần mềm kế toán. PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại MÁY VI TÍNH Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính. - Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (nhật ký chung, sổ cái…), và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
tại công ty TNHH GMG
Cuối tháng, cuối năm (hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết), kế toán tiến hành thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
3.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 và năm 2008
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Mã số Năm 2007 Năm 2008
+/- %
1.Doanh thu BH và
CCDV 01 11.424.215.220 9.262.170.901 -2.162.044.319 -19 2.Các khoản giảm
trừ doanh thu 02 29.023.377 +29.023.377 +100
3. Doanh thu thuần
về BH và CCDV 10 11.424.215.220 9.233.147.524 -2.191.067.696 -19 4. Giá vốn hàng bán 11 10.066.509.089 9.109.949.341 -956.559.739 -10 5. Lợi nhuận gộp về
BH và CCDV 20 1.357.706.131 123.198.183 -1.234.507.948 -91 6. Doanh thu hoạt
động tài chính 21 8.810 -8.810 -100 7. Chi phí tài chính 22 8.Chi phí quản lý kinh doanh 24 587.656.193 706.326.645 +118.670.452 +20 9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 30 770.058.748 -583.128.462 -1.353.187.210 -176 10. Thu nhập khác 31 77.595.992 97.332.030 +19.736.038 +25 11. Chi phí khác 32 11.786.120 -11.786.120 -100 12. Lợi nhuận khác 40 65.809.872 97.332.030 +31.522.158 +48 13. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế 50 835.868.620 -485.796.432 -1.321.665.052 -158 14. CP thuế TNDN 51 348.884.318 -348.884.318 -100 15. Lợi nhuận sau
thuế TNDN 60 486.984.302 -485.796.432 -972.780.734 -200 (Nguồn: Phòng kế toán)
tại công ty TNHH GMG
Trong năm 2007, công ty kinh doanh khá hiệu quả, mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động không lâu nhưng công ty đã đạt được doanh thu đáng kể, không những bù đắp được các khoản chi phí mà còn tạo ra được một khoản lợi nhuận để thúc đẩy công ty tiếp tục hoạt động và phát triển.
Năm 2008, doanh thu giảm 2.162.044.319đ (tương đương 19%) so với năm 2007 lại còn phát sinh thêm các khoản giảm trừ doanh thu dẫn đến doanh thu thuần trong năm cũng giảm. Doanh thu giảm, lợi nhuận gộp giảm 1.234.507.948đ (91% ), chi phí quản lý kinh doanh tăng 118.670.452đ (20%), lợi nhuận khác chỉ tăng 31.522.158đ (48%) dẫn đến lợi nhuận sau cùng giảm 485.796.432đ (200%). Nguyên nhân chủ yếu của việc kinh doanh thua lỗ này là do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủy sản nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do số lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã giảm đáng kể. Chính vì điều đó đã ảnh hưởng đến số lượng khách hàng cũng như số lượng sản phẩm nhận gia công của công ty. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát cũng khiến cho các khoản chi phí trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. GMG cũng như các công ty khác ít nhiều đều bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, nhưng nhờ sự giúp đỡ, hổ trợ của nhà nước, sự cố gắng, nổ lực của ban giám đốc và toàn thể công nhân viên đã giúp công ty tiếp tục duy trì hoạt động để vượt qua khó khăn.
tại công ty TNHH GMG
Bảng 3.2 Bảng cân đối kế toán
ĐVT: đồng Chênh lệch 2008/2007 Tài sản Mã số Năm 2007 Năm 2008 +/- % A. Tài sản ngắn hạn 100 2.247.929.180 3.218.111.103 +970.181.103 +43 - Tiền và các khoản
tương đương tiền 110 1.937.106 1.902.558 -34.548 -2 - Các khoản phải thu
ngắn hạn 130 2.071.231.076 2.391.053.867 +319.822.791 +15 - Hàng tồn kho 140 67.983.443 571.483.504 +503.500.061 +741 - Tài sản ngắn hạn khác 150 106.777.555 253.671.174 +146.893.619 +138 B. Tài sản dài hạn 200 4.351.932.418 3.885.967.573 -465.964.845 -11 - Tài sản cố định 210 3.883.725.673 3.691.639.529 -192.086.144 -5 - Tài sản dài hạn khác 240 468.206.745 194.328.044 -273.878.741 -58 Tổng tài sản 250 6.599.861.598 7.104.078.677 +504.217.079 +8 Nguồn vốn Mã số Năm 2007 Năm 2008
A. Nợ phải trả 300 866.521.074 1.920.416.208 1.053.895.134 +122
- Nợ ngắn hạn 310 850.761.074 1.883.956.208 1.033.195.134 +121 - Nợ dài hạn 320 15.760.000 36.460.000 +20.700.000 +131
B. Vốn chủ sở hữu 400 5.733.340.524 5.183.662.469 +549.678.055 -10
- Vốn chủ sở hữu 410 5.553.093.428 5.022.701.841 -530.391.587 -10 - Quỹ khen thưởng,
phúc lợi 430 180.247.096 160.960.628 -19.286.468 -11
Tổng nguồn vốn 440 6.599.861.598 7.104.078.677 +504.217.079 +8
(Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng cân đối kế toán cho thấy, tiền mặt tại quỹ của công ty thường rất ít. Trong khi đó, các khoản phải thu của công ty lại khá lớn và có xu hướng tăng (năm 2008 tăng
tại công ty TNHH GMG
319.822.791đ, tương đương tăng 15% so với năm 2007), chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, tạm ứng cho công nhân viên... Hàng tồn kho trong năm 2008 tăng cao (tăng 503.500.061đ, tương đương 741% so với năm 2007) gồm vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho để phục vụ sản xuất và phần lớn là thành phẩm tồn kho chờ giao cho khách hàng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng chẳng hạn như các khoản phải trả cho khách hàng (nợ ngắn hạn) tăng 1.033.195.134đ (121%), các khoản phải trả, phải nộp khác (nợ dài hạn) tăng 20.700.000đ (131%). Công ty không đủ tiền để thanh toán ngay cho các khoản nợ phải trả vì bị chiếm dụng vốn từ các khoản phải thu.
Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2008 tăng không đáng kể so với năm 2007 (tăng 504.217.079đ, tương đương 8%).
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp nhận nguyên liệu và bàn giao thành phẩm, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của công ty.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, chính quyền nhà nước tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động.
- Qua một thời gian hoạt động, công ty đã từng bước tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với khách hàng.
- Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất.
3.5.2 Khó khăn
- Tình hình hoạt động của nhà máy chưa hết công suất và chưa liên tục, nên đôi khi chưa đạt được kết quả như kế hoạch đề ra.
- Hiện tại, các phòng ban như phòng tổ chức – hành chánh, phòng kế toán… còn thiếu nhân lực, một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc.
- Trang thiết bị tại các bộ phận còn thiếu chưa đáp ứng hết nhu cầu của công việc. - Lượng tiền mặt của Công ty còn hạn chế nên đôi khi chưa đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán cho các hoạt động hàng ngày.
- Số lượng công nhân viên thường biến động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
3.5.3 Phương hướng
- Từng bước đi vào sản xuất ổn định, nâng cao công suất hoạt động của nhà máy. - Công ty cố gắng đôn đốc để hoàn thành việc xây dựng thêm các văn phòng và kho lạnh có sức chứa 500 tấn, để sớm đưa vào hoạt động trong năm nay.
- Thực hiện tốt các quy trình quản lý chất lượng để sản phẩm làm ra đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng
- Xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự nhằm thu hút nhân sự có chuyên môn và trình độ cao.
tại công ty TNHH GMG
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁ TRA
FILLET VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH GMG
4.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 4.1.1 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh
Công ty TNHH GMG chuyên nhận gia công chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản với sản phẩm nhận gia công chủ yếu hiện nay là cá tra fillet đông lạnh. Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh của công ty như sau:
Cắt tiết và rửa 1 Fillet Rửa 2 Lạng da Sửa fillet Kiểm ký sinh trùng Rửa 3 Quay tăng trọng Phân cỡ và cân Rửa 4
Phân loại, phân cỡ
Xếp khuôn Tách khuôn, mạ băng Bao gói, đóng thùng Bảo quản Chờ đông Cấp đông Tiếp nhận nguyên liệu
tại công ty TNHH GMG
Sau khi khách hàng vận chuyển cá nguyên liệu đến công ty, cá được cho vào thùng nhựa chuyên dụng và dùng xe đẩy đưa đến bộ phận tiếp nhận nguyên liệu để cân kiểm tra chất lượng và chuyển thẳng vào nhà máy để chế biến.
Bắt đầu quá trình sản xuất, cá được làm chết bằng cách cắt hầu và sau khi chết cá được cho vào bồn nước để rửa sạch.
Công nhân sử dụng dao chuyên dụng để fillet cá: bỏ đầu, bỏ nội tạng, tách thịt hai bên thân cá, thao tác cần phải đúng kỹ thuật để tránh làm vỡ nội tạng và không cho thịt cá còn sót lại trong xương.
Miếng fillet sau đó được rửa trong bồn nước sạch. Trong quá trình rửa, công nhân phải đảo trộn mạnh tay để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất.
Dùng dao hoặc máy lạng da để loại bỏ da, thao tác phải nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để tránh phạm vào thịt cá.
Chỉnh sửa miếng fillet để loại bỏ mỡ, những phần thịt dư thừa. Sau khi chỉnh sửa,