Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu 41 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH GMG (Trang 25)

2.6.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực… Đặc điểm của các doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.

tại công ty TNHH GMG

Đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm, phân xưởng sản xuất… Đối tượng

tính giá thành là sản phẩm, với kỳ tính giá thành có thể tháng, quý hoặc năm.

Tổng giá Chi phí Chi phí Chi phí Phế liệu thành sản = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu phẩm hoàn dở dang phát sinh dở dang hồi thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có)

2.6.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.

Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính với kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý hoặc năm.

hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu được (nếu có) sản phẩm dở dang phát sinh dở dang phụ hồi giá thành = sản xuất + sản xuất - sản xuất - sản phẩm - thu Tổng Chi phí Chi phí Chi phí Giá trị Phế liệu

2.6.3 Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 gọi là sản phẩm tiêu chuẩn.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, phân xưởng… Đối tượng tính giá

thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho với kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý hoặc năm.

Giá thành đơn vị sản phẩm Hệ số quy đổi của từng loại Số lượng hoàn thành = Σ của từng loại x sản phẩm chính Tổng số sản phẩm chuẩn

Tổng giá thành các loại sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ =

Tổng số sản phẩm chuẩn Giá thành

đơn vị sản phẩm chuẩn

tại công ty TNHH GMG

Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm sản phẩm chuẩn từng loại sản phẩm = x

Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

2.6.4 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số quy đổi.

Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành (từng quy cách) nhập kho với kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý hoặc năm.

Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm… Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức).

Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:

Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm chính =

Tổng Z kế hoạch của các loại sản phẩm chính Tỉ lệ phân bổ Z thực tế cho

từng loại sản phẩm

X Tỷ lệ Tổng Z thực tế Tổng giá thành kế hoạch

của từng loại sản phẩm của từng loại sản phẩm = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng Z thực tế của từng loại sản phẩm Z đơn vị từng loại của sản phẩm =

Số lượng từng loại sản phẩm hoàn thành

2.6.5 Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp đơn đặt hàng là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện phương pháp đơn đặt hàng thì đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể.

tại công ty TNHH GMG

Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất.

Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành, từng chi tiết sản phẩm với kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý hoặc năm.

2.6.6 Phương pháp phân bước

Phương pháp này được áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước (còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm và bán thành phẩm.

¾ Phương pháp không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song)

Quá trình tính giá thành theo phương án này được khái quát theo sơ đồ sau:

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

¾ Phương pháp có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự).

Quá trình tính giá thành theo phương pháp này được khái quát theo sơ đồ sau:

+ + + CPSX phát sinh ở giai đoạn 1 CPSX phát sinh ở giai đoạn 2 CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thực tế thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá thành bán thành phẩm GĐ1 Giá thành bán thành phẩm GĐn-1 Chi phí chế biến GĐ 1 Chi phí chế biến GĐ 2 Chi phí chế biến GĐ n Giá thành bán thành phẩm GĐ2 Giá thành thành phẩm GĐn Giá thành bán thành phẩm GĐ1 CPSX phát sinh ở giai đoạn n

tại công ty TNHH GMG

Chương 3: CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN GMG

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty TNHH GMG. Tên viết tắt: GMG Co.Ltd

Địa chỉ: Khóm Bình Đức 3, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, An Giang. Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 5202000586 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh An Giang cấp ngày 30/11/2006, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 26/05/2007.

Điện thoại: 076.958162 Fax: 076.958244 Mã số thuế: 1600854862

Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng, với sự góp vốn của hai thành viên: 1. Công ty TNHH TM – SX – XD Gia Hân

Địa chỉ: 815/1, Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, quận 12, TPHCM. 2. Công ty TNHH TM – DV Giang Long

Địa chỉ: khóm Bình Đức 3, phường Bình Đức, TPLX, An Giang

Ngành nghề kinh doanh là chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản (thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đất đai, môi trường và các quy định khác có liên quan trước khi tiến hành sản xuất, chế biến). Công ty là đơn vị có đủ tư cách pháp nhân theo quy định, có con dấu riêng, hạch toán kế toán độc lập, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.

Địa điểm đặt công ty nằm trong khu vực địa lý rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của công ty: Phía trước là đầu mối giao thông chính (quốc lộ 91) thuận lợi cho việc vận chuyển đường bộ, phía sau là bờ sông Tiền thuận lợi cho việc tiếp nhận nguyên liệu cũng như việc vận chuyển đường thủy. Từ khi đi vào hoạt động, công ty đã nhận thực hiện gia công cho các đơn vị trong địa bàn tỉnh, các đơn vị trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và chủ yếu là nhận thực hiện gia công cho Công ty TNHH Gia Hân.

Với sự góp vốn của hai thành viên có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty. Công ty ra đời đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp tại địa phương và các khu vực lân cận, đồng thời tạo ra lợi nhuận đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

Qua hơn hai năm hoạt động, nhìn chung công ty đã từng bước củng cố và phát triển toàn diện hơn. Hiện nay, công ty không ngừng tập trung đầu tư vào mọi mặt như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của mình, sẵn sàng đón nhận nhiều đơn đặt hàng gia công với khối lượng lớn trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, năng nổ, nhiệt tình luôn làm việc hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay, thì ban giám đốc và toàn thể công nhân viên công ty luôn nổ lực, cố gắng duy trì để công ty tiếp tục hoạt động ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại công ty TNHH GMG

3.2 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, kiểm tra hoạt động của Phó giám đốc và các phòng ban, hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị.

- Phó giám đốc: phụ trách giám sát, quản lý, điều hành các bộ phận trực thuộc theo lệnh của giám đốc, là phụ tá của giám đốc và chịu trách nhiệm về các mặt được phân công.

- Phòng tổ chức – hành chánh: quản lý công tác hành chánh; chịu trách nhiệm về khâu nhân sự như thu tuyển và ký kết hợp đồng lao động, sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý cho các phòng ban; thực hiện, quản lý và đảm bảo các chế độ chính sách đối với người lao động (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động); giám sát tình hình an ninh trật tự của toàn công ty.

- Phòng tài chính - kế toán: quản lý, tham mưu các hoạt động của công ty về mặt tài chính; có nhiệm vụ hạch toán, tổng hợp, quyết toán sổ sách, chứng từ theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán quy định; bảo đảm nguồn tài chính cho công ty; lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo đúng định kỳ.

- Quản lý xưởng sản xuất: giám sát, theo dõi quá trình sản xuất, nhập, xuất thành phẩm, quản lý công nhân, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng của toàn phân xưởng. Trong đó, các tổ trưởng của các khâu sản xuất có trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình làm

Tổ trưởng Fillet Sửa cá Thành phẩm Xếp khuôn Bàn kiểm Phòng Kỹ Thuật Phòng Quản Lý Chất Lượng Quản Lý Xưởng Sản Xuất Phòng Tài Chính – Kế Toán Phòng Tổ Chức – Hành Chánh Phó Giám Đốc Giám Đốc Chủ Tịch HĐTV

tại công ty TNHH GMG

- Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất nhằm đảm bảo mỗi công đoạn đều tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời đề ra các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất.

3.3 Tổ chức kế toán tại công ty 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán CCDC, TSCĐ Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Kế Toán Trưởng Kế toán thanh toán

Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của phòng kế toán, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên và là người xử lý cuối cùng của công tác kế toán, thay mặt ban giám đốc giám sát, quản lý tình hình tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc.

Kế toán tổng hợp: ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh trên các tài khoản tổng hợp, cuối kỳ tổng hợp và kiểm tra tính cân đối của các số liệu để lập báo cáo tài chính, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra.

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt của công ty.

Kế toán vật tư: theo dõi, ghi nhận, kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật tư theo đúng số lượng, qui cách, chủng loại.

Kế toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm của công cụ dụng cụ và tài sản cố định, thực hiện phân bổ chi phí công cụ dụng cụ và trích khấu hao tài sản cố định.

Kế toán tiền lương: tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, khen thưởng của công nhân viên.

Kế toán công nợ: ghi nhận số phát sinh, số dư của các khoản công nợ bên trong và bên ngoài công ty.

Thủ quỹ: có trách nhiệm thu chi bằng tiền mặt cho các hoạt động thanh toán của công ty, kiểm tra quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư mỗi ngày.

tại công ty TNHH GMG

3.3.2 Chính sách kế toán

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.

- Chế độ kế toán: áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày

14/09/2006 của Bộ Tài Chính.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá trị thuần có thể thực hiện được. + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao đường thẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo chuẩn mực kế toán số 14. - Công ty kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

3.3.3 Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty

- Hình thức kế toán áp dụng: công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính theo một chương trình phần mềm kế toán. PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại MÁY VI TÍNH

Một phần của tài liệu 41 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH GMG (Trang 25)