Kế toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán

1.2.3.1. Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.2.3.2. Phương pháp tính giá xuất kho

a. Nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước. Do đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của

111, 112

155 632

641 531

Chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại Trị giá hàng bán bị trả lại Thuế GTGT 3331 Ghi nhận và nhập kho hàng bán bị trả lại 511 Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 511

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Tăng Thị Thanh Thủy

hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

b. Nhập sau xuất trước (LIFO)

Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thỉ được xuất trước. Do đó, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

c. Bình quân gia quyền

Giá trị từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ, được mua vào hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc ngay sau khi nhập một lô hàng về.

Khi áp dụng phương pháp này, kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho cũng như giá trị thực tế của hàng tồn kho.

d. Thực tế đích danh

Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu, hàng hóa nhập kho được căn cứ vào đơn giá thực tế hàng hóa vật liệu nhập kho theo từng lô hàng, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và nhận diện được, đơn giá hàng tồn kho lớn và có giá trị cao.

1.2.3.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng

Chứng từ sử dụng:

+ Hợp đồng mua bán

Giá trị thực tế hàng xuất bán = Đơn giá bình quân x Số lượng xuất Trị giá hàng tồn cuối kỳ = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng tồn kho

Đơn giá mua bình quân =

Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Tăng Thị Thanh Thủy

+ Phiếu xuất kho

+ Hóa đơn bán hàng Tài khoản sử dụng:

+ Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”.

+ Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

1.2.3.4. Trình tự hạch toán

Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Xem Sơ đồ 1.4

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán Ghi chú:

(1) Giá vốn hàng bán đã xác định tiêu thụ (2) Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (3) Nhập lại kho hàng bán bị trả lại

(4) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(5) Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán sang bên nợ tài khoản 911

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Xem Sơ đồ 1.5

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán

632 155, 156, 157 159 911 155, 156, 157 159 (3) (4) (1) (5) (2) 611 (1) (2) 632 911

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Tăng Thị Thanh Thủy

Ghi chú:

(1) Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán (2) Xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)