Trách nhiệm quyền hạn từng phòng ban

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN (Trang 49 - 50)

5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

2.5.2.Trách nhiệm quyền hạn từng phòng ban

2.5.2.1. Trách nhiệm quyền hạn ban giám đốc

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

− Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế.

− Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh, dịch vụ và các chủ trương lớn về tài chính, nhân sự của công ty.

− Giám sát, kiểm soát tình hình sử dụng vốn; phê duyệt quyết toán của công ty.

− Quyết định phân chia và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty. − Cung cấp nguồn lực để xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản

trị chất lượng công ty.

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

− Chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ các hoạt động thuộc chi nhánh, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ được giao.

− Chủ trì công tác giám sát và kiểm tra hệ thống quản trị chất lượng chi nhánh: Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách của chi nhánh với kế hoạch của công ty; Công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh; Công tác đánh giá nội bộ.

− Tham mưu cho Giám đốc điều hành về các chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty.

2.5.2.2. Trách nhiệm quyền hạn các đơn vị

PHÒNG KINH DOANH

− Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể − Thực hiện kế hoạch kinh doanh

− Trực tiếp liên hệ và giao dịch với khách hàng

PHÒNG TIẾP THỊ

− Đề ra chiến lược và kế hoạch tiếp thị cụ thể

− Thực hiện quảng bá thương hiệu và chất lượng giáo dục.

− Dự báo và theo dõi tác động của hoạt động tiếp thị đối với hoạt động kinh doanh.

− Đề xuất dự án kinh doanh với các loại hình dịch vụ mới.

PHÒNG HỌC VỤ

− Quản lý trực tiếp chất lượng giảng dạy.

− Trực tiếp thực hiện các dịch vụ giáo dục đúng theo kế hoạch.

− Quản lý các điều kiện an toàn, sức khoẻ và môi trường tại nơi giảng dạy.

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

− Lập kế hoạch tài chính và đầu tư

− Dự báo tình hình tài chính và nguồn vốn cho các hạng mục đầu tư. − Hạch toán (ghi nhận) giá trị của hoạt động kinh doanh của công ty. − Quản lý hệ thống quy trình hoạt động.

PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ

− Quản lý hoạt động hành chánh của toàn công ty. − Hỗ trợ công việc hành chánh cho các phòng ban khác. − Quản lý nguồn tài nguyên nhân lực của công ty.

− Thực hiện các dịch vụ lương bổng và các chế độ phúc lợi khác.

− Lập chính sách, tư vấn và kiểm tra hoạt động quản lý nhân sự của các phòng ban khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN (Trang 49 - 50)