TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG NAM CƠN SƠN

Một phần của tài liệu Thuyết kiến tạo màng, cơ chế hình thành biển Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa miền nam Việt Nam (Trang 78 - 84)

Hệ thống dầu khí bồn trũng Nam Cơn Sơn đƣợc đánh giá nhƣ sau:

 Tầng sinh :

Đá mẹ là sét than cĩ tuổi Oligocene và Miocene dƣới, kerogen loại II và III, sinh khí là chủ yếu, dầu đƣợc sinh ra trong tập sét của trầm tích Oligocene trong mơi trƣờng trầm tích hồ.

Ngồi ra dầu khí cịn đƣợc hình thành trong các trầm tích sét mịn trong mơi trƣờng đầm hồ, vịnh, biển.

 Tầng chứa :

Dầu khí chủ yếu đƣợc chứa trong :

- Đá mĩng granite nứt nẻ.

- Đá chứa lục nguyên tuổi Oligocene.

- Đá chứa lục nguyên tuổi Miocene sớm.

- Đá chứa lục nguyên tuổi Miocene trung.

- Đá chứa lục nguyên tuổi Miocene muộn.

 Tầng chắn :

Tầng sét từ Miocene muộn đến Pliocence mang tính chắn khu vực. Tầng sét từ Oligocene – Miocene mang tính chất chắn địa phƣơng.

Qua những phân tích về cấu trúc cũng nhƣ hệ thống dầu khí, cùng với việc phát hiện nhiều mỏ dầu khí cơng nghiệp trong bồn trũng Nam Cơn Sơn, rõ ràng tiềm năng dầu khí của bồn rất lớn, chủ yếu là khí. Theo ƣớc tính, trữ lƣợng dầu của bồn trũng Nam Cơn Sơn tƣơng đƣơng 3 tỷ barrels, tức là chiếm đến 20% tổng nguồn tài nguyên hydrocarbon của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kiến tạo mảng là một khái niệm khoa học tƣơng đối mới đƣợc giới thiệu cách nay hơn 30 năm, nhƣng nĩ đã cách mạng hố những hiểu biết về hành tinh động mà chúng ta đang sống.

Các hoạt động kiến tạo giữa các mảng là tiền đề để tạo nên những nguồn tài nguyên khống sảng phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên khống sản năng lƣợng : dầu khí.

Cần phải cĩ một vài yếu tố trong bất kỳ bối cảnh kiến tạo nào để sản sinh và tích tụ hydrocarbon. Trƣớc hết, sự bảo tồn vật chất hữu cơ địi hỏi phải cĩ sự di chuyển hạn chế của nƣớc biển để ngăn cản quá trình oxy hố và phân huỷ vật chất hữu cơ. Cần cĩ gradient địa nhiệt cao đủ để biến đổi vật chất hữu cơ thành dầu và khí. Cuối cùng, cần cĩ các điều kiện kiến tạo để tạo nên các bẫy cho hydrocarbon tích tụ.

Tách giãn đáy biển cĩ thể gây ra quá trình biển tiến dẫn đến sự tích tụ vật chất hữu cơ trong các bồn trầm tích. Do ảnh hƣởng của các hoạt động kiến tạo, các thành tạo trầm tích đã dƣợc hình thành trƣớc đĩ bị chơn vùi ở độ sâu sâu hơn. Mơi trƣờng lúc đĩ đƣợc đặc trƣng bởi sự chu chuyển của nƣớc khơng cịn và mơi trƣờng trở nên cĩ tính khử. Đồng thời càng xuống sâu thì gradient địa nhiệt càng cao, khi đĩ vật chất hữu cơ sẽ biến đổi thành dầu và khí.

Một trong những điều kiện bắt buộc để hình thành các tích tụ dầu khí cơng nghiệp là sự cĩ mặt của các bẫy dầu, nơi các hydrocarbon tích tụ vào đĩ. Các hoạt động kiến tạo là tác nhân chính ảnh hƣởng tới quá trình hình thành nên các bẫy chứa dầu. Ví dụ, bẫy địa tầng xuất hiện khi cĩ lớp phủ bất chỉnh hợp khơng thấm ở các phần đỉnh của đất đá kênh dẫn bị bào mịn. Đĩ là do chuyển động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất. Ngồi ra, bẫy phải đƣợc thành lập trƣớc thời gian sinh thành và đẩy hydrocarbon ra khỏi đá mẹ, nếu khơng dầu khí sẽ khơng đƣợc tích tụ trong bẫy mà sẽ di chuyển phân tán.

Các hoạt động kiến tạo cũng gĩp phần khơng nhỏ vào việc phá huỷ các tích tụ dầu khí đã đƣợc hình thành trƣớc đĩ. Do chuyển động hạ xuống của vỏ Trái Đất, các tích tụ dầu khí bị đẩy xuống sâu hơn, khi đĩ gradient địa nhiệt quá cao sẽ phá huỷ các hydrocarbon cĩ trong bẫy thành CO2 và H2O. hoặc do chuyển động nâng lên, làm cho vùng đĩ bị phong hố, lớp đá chắn bên trên bị bĩc mịn làm dầu khí lộ ra ngồi khơng khí và bị oxy hố.

Dầu khí Việt Nam cĩ tuổi Đệ Tam, phân bố trên thềm lục địa, các bồn dầu khí Đệ Tam liên quan đến các biến cố địa chất từ cuối Mesozoic và trong suốt Đệ Tam. Thềm lục địa Việt Nam trong bình đồ cấu trúc Đơng Nam Á là nơi hội tụ của các mảng đại dƣơng Ấn Độ Dƣơng, Thái Bình Dƣơng và các mảng lục địa Ấn Úc, Âu Á.

Cĩ sự liên hệ chặt chẽ giữa sự phân bố các mỏ dầu và trữ lƣợng của chúng với các chu kỳ trầm tích, mặc dù mỗi bồn trầm tích đều cĩ những đặc điểm địa chất đặc thù, phản ánh bản chất kiến tạo của mỗi khu vực.

Nhìn chung, dầu khí đƣợc phát hiện trong ba giai đoạn chính thành tạo hydrocarbon phù hợp với ba chu kỳ trầm tích sau :

- Giai đoạn Eocene – Oligocene sớm : trùng với giai đoạn biển tiến Palaeogen. Dầu khí đƣợc tìm thấy trong địa tầng Palaeogen thì tản mạn và chứa trong các đá mảnh vụn.

- Giai đoạn Oligocene muộn – Miocene giữa : tƣơng đƣơng chu kỳ biển tiến Oligocene trên và Miocene giữa, dầu khí đƣợc phát hiện và khai thác hầu hết trong các bể. Đây là tầng dầu tiềm năng trong các bể Đệ Tam.

- Giai đoạn cuối Miocene giữa và Pliocence : tƣơng ứng với thời kỳ biển tiến. Dầu chủ yếu đƣợc khai thác trong thành hệ cát và một phần carbonat.

Bên cạnh đĩ cũng phải nĩi đến tầng đá chứa quan trọng là tầng đá mĩng cĩ tuổi trƣớc Đệ Tam. Dầu trong đá mĩng cĩ tuổi trƣớc Đệ Tam đang là đối tƣợng khai thác chính của Việt Nam. Trƣờng hợp này ít gặp trên thế giới nhƣng rất phổ biến ở thềm lục địa Việt Nam. Các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ ở thời kỳ trƣớc Cenozoic và thời kỳ Oligocene đã tạo nên các đứt gãy lớn, nhỏ, khe nứt, vi

khe nứt liên thơng nhau trong đá mĩng kết tinh. Đĩ là cơ sở tạo nên bẫy chứa dầu đặc biệt ở thềm lục địa Việt Nam.

Ngồi ra, đề tài vẫn cịn tồn tại những vấn đề mà bản thân ngƣời thực hiện vẫn chƣa giải quyết đƣợc:

 Vấn đề về nguồn gốc của vỏ lục địa. Khi giữa các mảng vỏ lục địa xảy ra các hoạt động va chạm, tách giãn thì liệu diện tích của các mảng vỏ lục địa cĩ bị giảm đi so với ban đầu hay khơng? Nếu khơng thì vỏ lục địa mới đƣợc hình thành từ đâu?

 Cơ chế di chuyển của các mảng là do dịng đối lƣu , vậy thì yếu tố nào đã làm cho dịng đối lƣu chuyển động? Và lực nào đã tác động làm cho siêu lục địa Pangea bị vỡ ra thành những mảng nhƣ chúng ta biết hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Hồng Thanh Hải, 1997, Bồn trầm tích trong mơ hình kiến tạo mảng và đánh giá triển vọng dầu khí ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp.

2) Đƣờng Gia Tƣờng, 1997, Nghiên cứu cấu trúc địa chất bồn trũng Nam Cơn Sơn và đặc điểm cấu tạo Hươu Trắng và triển vọng dầu khí, Luận văn tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa.

3) Trần Kim Thạch, 2000, Địa chất Việt Nam : phần miền Nam theo kiến tạo mảng.

4) J.Schmidt và nnk, 2000, Tiến hố kiến tạo bể Cửu Long Việt Nam, Tuyển tập hội nghị KHCN.

5) Nguyễn Tiến Long, Sung Jin Chang, 2000, Địa chất khu vực và lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long, Tuyển tập hội nghị KHCN.

6) Phan Trƣờng Thị và nnk, 2000, Bàn về cơ chế hình thành Biển Đơng và các bể liên quan, Tuyển tập hội nghị KHCN.

7) Nguyễn Nhƣ Trung, Nguyễn Thị Thu Hƣơng, 2000, Cấu trúc vỏ Trái Đất khu vực Biển Đơng theo số liệu dị thường trọng lực vệ tinh và địa chấn sâu, Tuyển tập hội nghị KHCN.

8) Nguyễn Thƣờng San và nnk, 2000, Một số biến cố địa chất Mesozoic muộn – Cenozoic và hệ thống dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập hội nghị KHCN.

9) Nguyễn Xuân Vinh, 2000, Những quá trình biến đổi chính của đá mĩng bể Cửu Long và đặc tính chứa dầu khí của chúng, Tuyển tập hội nghị KHCN. 10) Nguyễn Việt Kỳ, 2002, Địa chất dầu khí, NXB Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.

11) Võ Năng Lạc, 2002, Địa chất đại cương, NXB GTVT.

12) Đỗ Bạt, 2002, Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập hội nghị KHCN.

13) Hồng Đình Tiến, Nguyễn Thuý Quỳnh, 2002, Quá trình hình thành thân dầu mĩng mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập hội nghị KHCN.

14) La Thị Chích, Phạm Huy Long, 2003, Địa chất kiến trúc, đo vẽ bản đồ địa chất và một số vấn đề cơ bản của địa kiến tạo, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

15) Mai Nhật Quang, 2004, Dầu trong đá mĩng, Luận văn tốt nghiệp.

16) Nguyễn Minh Quang, 2004, Địa chất dầu khí khu vực bồn trũng Cửu Long, Luận văn tốt nghiệp.

17) Lê Thị Kim Loan, 2004, Các điều kiện thuận lợi để hình thành các bẫy chứa dầu khí của khu vực miền Nam Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp.

18) Nguyễn Ngọc Thủy, Bài giảng Địa chất dầu khí khu vực.

Một phần của tài liệu Thuyết kiến tạo màng, cơ chế hình thành biển Đông và các bồn dầu khí trên thềm lục địa miền nam Việt Nam (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)