II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA.
b. Nợ phải thu khó đòi:
Hiện nay, Công ty có áp dụng hình thức bán chịu cho khách hàng thường xuyên, với khối lượng lớn dựa trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng của
khách hàng. Mặc dù các điều khoản thống nhất giữa hai bên rất chặt chẽ song các khoản phải thu đó tương đối nhiều. Do đó, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là một khâu thiết yếu, tránh xảy ra tổn thất.
- Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính và để phản ánh trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 139 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý.
Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.
Bên Có: Trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.
- Trình tự hạch toán:
+ Cuối kỳ kế toán năm, kế toán trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với bút toán:
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi
+ Nếu dự phòng nợ phải thu khó đòi nhỏ hơn số dự phòng phải thu ở cuối niên độ chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập, kế toán ghi giảm chi phí:
Nợ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là thực sự không đòi được, được phép xoá nợ. Căn cứ vào ghi định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi kế toán ghi
Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.
+ Đối với các kh oản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý là xoá nợ nhưng sau đó thu hồi được, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 – Thu nhập khác Đồng thời ghi Có TK 004.
.
KẾT LUẬN
Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý Công ty phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để nắm bắt thị trường từ đó đưa ra được những chiến lược cụ thể, phù hợp. Trong chế lược đó thì kế toán có một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo, để ban lãnh đạo nắm bắt tình hình sát xao, nhanh chóng đưa ra quyết định của mình, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý tài chính cũng như trong hoạch định chiến lược của ban lãnh đạo Công ty.
Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Deka đang quan tâm đến khâu quản lý kinh doanh, công tác kế toán bàng và xác định kết quả bán hàng với hy vọng sẽ đáp ứng được những yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Với kiến thức đã được học và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Deka cùng với sự hướng dẫn tận tình của TH.S Nguyễn Huyền Quân đã giúp em hoàn thành đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH
Deka”.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2007
Bùi Thuý Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hệ thống báo cáo của Công ty TNHH Deka.
- Mẫu hoá đơn của Công ty TNHH Deka.
- Kế toán doanh nghiệp – Lý thuyết, bài tập mẫu và bài giải – PGS.TS Nguyễn Văn Công. - http://www.kiemtoan.com.vn MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG
Chương I. LÝ LUẬN VỀ CHUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP…………..………1