ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA:

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka (Trang 30 - 32)

TẠI CÔNG TY TNHH DEKA:

Công ty TNHH Deka là một Công ty tiêu biểu cho loại hình kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, có bộ máy gọn nhẹ phù hợp với quy mô hoạt động.

Công ty TNHH Deka được thành lập từ năm 2001, với chặng đường không phải là nhiều nhưng Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Có được thành công như ngày hôm nay là nhờ có sự cố gắng, nỗ lực lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng.

1. Ưu điểm:

* Về tổ chức bộ máy kế toán:

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, Công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, bộ máy kế toán gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trung thực, có trình độ, năng lực được bố trí hợp lý phù hợp với khả năng của từng người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao. Đồng thời, các thông tin do bộ phận kế toán của Công ty cung cấp thường chính xác, đầy đủ và kịp thời giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán và việc lâp báo cáo kế toán thuận lợi, dễ dàng.

* Về hệ thống tài khoản kế toán:

Công ty đã tuân thủ theo đúng hệ thống tài khoản kế toán nói chung và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Hệ thống tài khoản mà Công ty đang sử dụng trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế xảy ra nói chung và trong quá trình bán hàng nói riêng khá đầy đủ, phản ánh chính xác.

* Về hình thức sổ kế toán:

Công ty áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái. Đây là hình thức đơn giản và phù hợp với trình độ, khả năng của nhân viên kế toán, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và loại hình hoạt động của Công ty. Hơn nữa, Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa nên giảm được phần lớn công việc ghi chép, nhầm lẫn số liệu. Đồng thời việc lập báo cáo và cung cấp các chỉ tiêu tại Công ty được tiến hàng nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho công tác quản lý.

2. Tồn tại:

Ngoài những ưu điểm kể trên thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết kinh doanh của Công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần nghiên cứu, khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán.

Thứ nhất: Về hệ thống sổ sách kế toán:

Việc áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái tuy đơn giản nhưng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của Công ty cũng như khối lượng các nghiệp vụ phát sinh. Về cơ bản Công ty đã sử dụng hầu hết các sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong việc thực hiện công tác kế toán nói chung và trong quá trình bán hàng của Công ty nói riêng. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt và khi hạch toán quá trình bán hàng Công ty không sử dụng sổ Nhật ký bán hàng. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn: công việc phức tạp hơn, việc theo dõi số liệu nhiều hơn, ghi sổ trùng lắp…

Thứ hai: Về phương pháp phân bổ chi phí quản lý kinh doanh:

Toàn bộ chi phí quản lý kinh doanh cho số hàng bán ra và số hàng còn trong kho cuối kỳ được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng. Với trường hợp chi phí này nhỏ thì làm như vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty. Nhưng khi Công ty ngày càng phát triển thì việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty sẽ không được chính xác.

Thứ ba: Về chiết khấu thanh toán:

Việc hạch toán quá trình bán hàng khi có nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng, Công ty quan niệm đây là khoản tiền thưởng cho khách hàng do thanh toán đúng hạn quy định và khoản tiền này phục vụ cho quá trình bán hàng nên hạch toán vào chi phí bán hàng như vậy là không hợp lý.

Thứ tư: Về công tác phòng ngừa rủi ro:

Hiện nay, Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch

Hơn nữa, trong quá trình bán hàng Công ty còn áp dụng hình thức thanh toán chậm cho khách hàng chưa có khả năng thanh toán do đó kế toán không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Trong hai trường hợp này, Công ty buộc phải hạch toán lỗ. Vì vậy, Công ty TNHH Deka chưa đảm bảo được nguyên tắc “thận trọng” – một nguyên tắc rất quan trọng trong công tác kế toán.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka (Trang 30 - 32)