Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Một phần của tài liệu kiểm toán các khoản thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện (Trang 90 - 95)

CPA VIETNAM thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết mẫu cho từng khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và mức độ rủi ro được đánh giá cho khoản mục đó mà KTV có thể bổ sung, hạn chế hoặc tập trung vào một số thủ tục kiểm tra chi tiết nhất định. Vì vậy dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và kinh nghiệm, đánh giá riêng của KTV mà khi kiểm toán cho mỗi khách hàng CPA VIETNAM sẽ thiết kế một chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục một cách linh hoạt và phù hợp.

Đối với công ty X

Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu khoản phải thu và các đánh giá về công ty X, đặc điểm khoản phải thu, trưởng nhóm kiểm toán đã thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục phải thu cho công ty X như sau:

Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu

Thủ tục kiểm toán chi tiết

Người thực hiện

Tham chiếu 1. Xem xét chính sách, thủ tục ghi nhận doanh thu

và phải thu

A. Xem xét chính sách kế toán và phương pháp ghi nhận doanh thu của khách hàng có phù hợp và được áp dụng một cách nhất quán không

B. Chú ý xem xét cách hạch toán và ghi nhận các khoản doanh thu sau đây: Doanh thu nội bộ, doanh thu với bên liên quan, hàng gửi bán, doanh thu nhận trước,

C. Thu thập các bằng chứng về chính sách bán hàng, chính sách thu nợ, chính sách giá, hoa hồng, khuyến

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu mãi,… của khách hàng 1 Xác nhận nợ phải thu

(Thủ tục này được thực hiện nếu KTV cho rằng việc gửi thư đối với khách hàng là có hiệu quả và bản chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng không ảnh hưởng đến độ tin cậy của thư xác nhận: Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc gửi thư xác nhận thường không đem lại độ tin cậy cao do chính sách ghi nhận giữa hai bên có thể khách nhau)

A. Thu thập sổ chi tiết công nợ phải thu (hoặc bảng tính tuổi nợ nếu có). Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu với sổ cái. Kiểm tra các số dư các khách nợ quan trọng qua các chứng từ có liên quan.

B. Lựa chọn số dư một số các khoản phải thu từ danh sách khách nợ và thực hiện các bước sau:

1. Lập thư xác nhận số dư tại thời điểm báo cáo dưới tên của khách hàng và gửi cho các đối tượng cần xác nhận nợ dưới sự kiểm soát của KTV

2. Gửi thư xác nhận nợ lần 2 nếu không nhận được hồi đáp

3. So sánh số được xác nhận với số dư tại thời điểm báo cáo. Đối chiếu và kiểm tra chi tiết các khoản chênh lệch (nếu có).

4. Đối chiếu các khoản không được xác nhận với các nghiệp vụ thanh toán sau đó. Đối chiếu, kiểm tra các khoản chưa được thanh toán với các hóa đơn hoặc các giấy tờ giao dịch với khách nợ (nếu có). C. Yêu cầu cung cấp số dư các khoản phải thu không thể thanh toán, thực hiện đánh giá chúng và kiểm tra nếu thấy cần thiết.

D. Đánh giá kết quả kiểm tra

2 Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu

chi phí nợ khó đòi. Đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái.

B. Lựa chọn các khoản nợ phải thu bị ghi giảm trực tiếp trên sổ cái. Soát xét các chứng từ có liên quan tới việc không có khả năng thu hồi và xem xét tính hợp lý của việc hạch toán (Thông tư số 13 của BTC ngày 27/2/2006) .

C. Đánh giá tính hợp lý của các phương pháp ước tính số dự phòng nợ khó đòi.

D. Nếu các phương pháp dự tính nói trên là hợp lý, cần thực hiện kiểm tra và tính toán lại các khoản dự phòng.

E. Nếu các phương pháp dự tính nói trên là không hợp lý, cần xây dựng một cách độc lập số dự phòng ước tính theo cách của KTV và xét xem số dự phòng của khách hàng có nằm trong khoảng đó không.

Khi xây dựng số dự phòng ước tính, cần xem xét các yếu tố sau: Tính chính xác của việc xác định tuổi nợ; khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu lớn; phân tích số ngày quay vòng thu hồi nợ; tỷ lệ dự phòng trên doanh thu và nợ phải thu; các khoản đã được thu hồi sau kỳ báo cáo; chu kỳ thanh toán của các khách nợ

F. Đánh giá kết quả kiểm tra

3 Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải thu

Xác định sự phân loại hợp lý của các khoản phải thu: phải thu

thương mại, phải thu nội bộ, phải thu dài hạn, phải thu từ bên thứ ba ...

4 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của tài khoản phải thu

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu

A. Chọn một số chứng từ như hoá đơn thanh toán, hợp đồng và các tài liệu chứng minh công việc đã được thực hiện hoàn thành, đã ghi nhận phải thu trước và sau ngày lập báo cáo tài chính. Đối chiếu các chứng từ đó với cơ sở của việc ghi nhận. Khẳng định các khoản phải thu đã được ghi nhận đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra.

5 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải thu được thanh toán

Chọn một số khoản phải thu được thanh toán sau kỳ báo cáo 15

ngày. Đối chiếu với các chứng từ thu tiền. Chứng minh rằng các

khoản thanh toán phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Đánh giá kết quả kiểm tra.

6 Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu chưa được thanh toán

A. Xem xét các khoản phải thu chưa thu được tại ngày lập báo cáo. Kiểm tra các bằng chứng liên quan khi cần thiết.

Kiểm tra theo hướng từ trên sổ xuống chứng từ, chọn mẫu những khỏan phải thu còn lại chưa được thanh toán, kiểm tra tới hợp đồng, biên bản nghiệm thu …

B. Soát xét các tài khoản phải thu trên Bảng CĐPS (theo tuổi công nợ) tại ngày lập báo cáo. Đối với các tài khoản phải thu mà phần phát sinh tăng trong năm lớn hơn MP (bao gồm các các tài khoản phải thu phát sinh mới mà có số dư lớn hơn MP), đối chiếu số dư với các chứng từ thu ở kỳ sau. Đối chiếu các khoản phải thu chưa được thanh toán với chứng từ liên quan, hoặc lập thư xác nhận với khách nợ. Đánh giá kết quả kiểm tra.

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu

C. Thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra số dư các khoản phải thu tại ngày lập báo cáo:

1. Xem xét các dữ liệu sau để xây dựng số ước tính kiểm toán đối với số dư các khoản phải thu:

1.1 Số dư các khoản phải thu năm trước

1.2 Số phát sinh doanh thu phải thu và các khoản thanh toán hàng tháng.

2. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trong yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo.

3. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ có liên quan.

4. Đánh giá kết quả kiểm tra

Đối với công ty Y

KTV dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết mẫu năm 2007 áp dụng kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2006, dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết khoản phải mục phải thu cho công ty Y đã được thiết kế riêng cho công ty Y năm trước và dựa vào những thay đổi liên quan tới khoản mục phải thu năm nay xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết khoản phải thu cho công ty Y năm nay.

Do đánh giá về mức độ rủi ro và trọng yếu của khoản mục phải thu của hai công ty X và Y như nhau, chỉ có một số điểm khác nhau do đặc điểm hoạt động kinh doanh không giống nhau nên chương trính kiểm toán chi tiết cho khoản mục phải thu ở công ty Y về cơ bản giống công ty X.

Sau khi ghi chép trên giấy tờ làm việc, KTV tiến hành đánh tham chiếu giữa giấy tờ làm việc và các tài liệu liên quan nhằm cung cấp các cơ sở pháp

lý cho ý kiến đưa ra. Khi đã tiến hành xong các bước kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu, KTV tiến hành đánh dấu vào bảng trên những công việc đã thực hiện theo chương trình kiểm toán thông qua cách đánh tham chiếu riêng của CPA VIETNAM (Ở CPA VIETNAM nếu đánh tham chiếu ở phía trên bên trái thì sẽ đọc ở tờ có chỉ số ấy ở phía sau, còn nếu phía dưới bên phải thì xem ở tờ trước có đánh chỉ số đó).

Chương trình kiểm toán chi tiết được lưu vào hồ sơ kiểm toán theo đúng chỉ mục trong hồ sơ nhằm mô tà những bước công việc sẽ tiến hành đối với từng khoản mục cụ thể. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu được lưu với chỉ mục 5300 trong hồ sơ kiểm toán.

Một phần của tài liệu kiểm toán các khoản thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w