Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục phả

Một phần của tài liệu kiểm toán các khoản thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện (Trang 87 - 90)

phải thu.

Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, CPA VIETNAM tiến hành xác lập mức trọng yếu tổng thể đối với toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho từng khoản mục.Việc xác lập mức trọng yếu ở toàn bộ BCTC hay cho từng khoản mục phần lớn dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV và được thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên CPA VIETNAM có đưa ra hướng dẫn về phương pháp và giới hạn trên, giới hạn dưới làm căn cứ xác lập mức trọng yếu cho từng loại hình doanh nghiệp.

Đối với công ty X

Bước 1: Xác định mức trọng yếu tổng thể.

Cơ sở được chọn để thiết lập mức trọng yếu tổng thể (PM) là doanh thu của công ty X. Sau đây là bảng xác định mức trọng yếu tổng thể được KTV thực hiện cho công ty X:

Bảng 2.6: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể PM

Chi tiết Hướng dẫn

Nhân tố dùng để tính PM Revenue 1. Số tiền 2. Tỷ lệ lựa chọn 3. PM trước thuế 4. Lựa chọn PM trước thuế 5. Tỉ lệ sai sót dự kiến 6. MP ( chưa có ảnh hưởng của thuế) 7. Ảnh hưởng của thuế 8. MP sau khi điều chỉnh bởi ảnh hưởng của thuế 3.989.743 $ 61.851 $ 61.800 $ 15,00 % 52.530$ 0,00% 52.530$

Không cần điền số liệu vào ô bên trái.

Mức trọng yếu của BCTC được làm tròn số từ PM trước thuế dùng để đánh giá sai số.

Tỷ lệ này dao động từ 10% đến 20% theo xét đoán của kiểm toán viên nó sẽ làm PM giảm tương ứng để có thể bao quát hết những sai sót mà kiểm toán viên dự kiến.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuế trên BCTC năm nay.

Tỷ lệ này không chỉ đơn thuần là tỷ lệ thuế hiện hành (riêng chỉ tiêu này không áp dụng trong mùa kiểm toán năm nay). Điền 0% vào ô này.

Số dư dùng để chọn mẫu phục vụ kiểm tra chi tiết.

Có thể hiểu bảng xác định PM ở trên như sau:

• Số tiền 3.989.743$ là doanh thu của công ty X năm 2006 được quy đổi từ đồng Việt Nam sang USD với tỷ giá 16.000 VNĐ/USD. • Số tiền 61.851$ là mức trọng yếu tổng thể của BCTC khi KTV

chưa xác định mức sai sót dự kiến. Nó bằng doanh thu nhân với tỷ lệ lựa chọn, tỷ lệ lựa chọn này do kiểm toán viên tự xác định

nhưng được CPA VIETNAM quy định là từ 1% đến 2%. Ở đây KTV đã lựa chọn tỷ lệ là 1,55%, dựa trên mức độ rủi ro kiểm soát đã đánh giá về công ty X ở trên.

• Số tiền 61.800$ là số làm tròn của 61.851$ theo quy định của CPA VIETNAM.

• Tỷ lệ 15% là tỷ lệ sai sót dự kiến. Tỷ lệ này được KTV lựa chọn dựa trên xét đoán nghề nghiệp khi đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty X. CPA VIETNAM quy định tỷ lệ này được giao động từ 10% đến 20%.

• Số tiền 52.530$ là mức trọng yếu tổng thể cho BCTC của công ty X sau khi tính cả mức sai sót dự kiến.

52.530 = 61.800 * (100- 15)%.

• Do tỷ lệ ảnh hưởng của thuế là 0% nên MP sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của thuế vẫn là 52.530$.

Theo quy định của CPA VIETNAM, do công ty X chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khi chọn doanh thu (revenue) để tính mức trọng yếu tổng thể (PM) thì cần quy đổi ra USD để tính. Sau đó quy đổi ngược lại.

Vì vậy mức trọng yếu tổng thể cho BCTC cuả công ty X là: 52.530$ * 16.000 VNĐ/USD = 840.480.000 VNĐ.

Bước 2: KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu tổng thể này cho các khoản mục trên bảng CĐKT theo tỷ lệ phần trăm. Công việc này đòi hỏi sự phán xét của KTV dựa trên những am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mức trọng yếu tổng thể được phân bổ cho khoản mục phải thu là 30%.

Công việc xác định mức trọng yếu được tiến hành tương tự như đối với công ty X. Tuy nhiên do công ty Y là khách hàng thường xuyên nên việc lựa chọn các tỷ lệ có cơ sở dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu kiểm toán các khoản thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w