Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng BC sau khi hấp phụ dịch nisin

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÀNG BC HẤP PHỤ DỊCH NISIN TRONG BẢO QUẢN LÒNG ĐỎ TRỨNG VỊT MUỐI (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2.3 Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng BC sau khi hấp phụ dịch nisin

Chủng vi khuẩn chỉ thị Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)

Bacillus subtilis 39

Bacillus cereus 45

Echerichia coli 15

Salmonella typhimurium 15

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy dịch nisin có khả năng kháng khuẩn rộng, không chỉ ức chế một số vi khuẩn Gram dương gây hư hỏng thực phẩm như chủng Bacillus, mà còn ức chế một số vi khuẩn Gram âm gây bệnh như Salmonella typhimurium, Echerichia coli. Trong đó, nisin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đối với

Bacillus cereus, tiếp đến là Bacillus subtilis. Đối với hai loài vi khuẩn Echerichia coli

Salmonella typhimurium, nisin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn kém hơn so với chủng Bacillus

3.2.3 Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng BC sau khi hấp phụ dịch nisin nisin

Mục tiêu của đề tài không sử dụng dịch nisin trực tiếp để bảo quản lòng đỏ trứng vịt muối mà tạo màng BC hấp phụ dịch nisin sau đó sử dụng đem bao gói bảo quản lòng đỏ trứng vịt muối. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ dịch nisin vào màng BC cho thấy yếu tố nồng độ nisin không ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ. Do đó, để kiểm chứng dịch nisin có được hấp phụ vào màng BC, độ hấp phụ có đồng đều không và tìm ra nồng độ nisin có hiệu quả nhất trong việc bảo quản. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng BC sau khi hấp phụ dịch nisin ở các nồng độ khác nhau trên chủng vi khuẩn chỉ thị là Bacillus cereus.

Hình 3.8. Màng BC hấp phụ nisin có nồng độ 100IU/ml so sánh với dịch nisin có nồng độ 500IU/ml.

Hình 3.10. Màng BC hấp phụ dịch nisin 300IU/ml so sánh với dịch nisin 500IU/ml.

Bảng 3.9. Đường kính vòng kháng khuẩn của màng BC sau khi hấp phụ so sánh với dịch nisin 500IU/ml Nồng độ nisin màng BC hấp phụ (IU/ml) Đưỡng kính vòng kháng khuẩn màng BC hấp phụ nisin (mm) Đường kính vòng kháng khuẩn lỗ chứa dịch nisin

500IU/ml (mm)

100 38.5 41

200 40 41

300 41 41

500 41 41

Dựa vào kết quả khảo sát cũng cho ta thấy hoạt tính kháng khuẩn của màng BC hấp phụ dịch nisin nồng độ 100IU/ml là thấp nhất, hoạt tính kháng khuẩn của màng BC hấp phụ dịch nisin nồng độ 200IU/ml gần bằng với dịch nisin nồng độ 500IU/ml tự do. Và hoạt tính kháng khuẩn của màng BC hấp phụ nisin nồng độ 300IU/ml và 500IU/ml bằng hoạt tính kháng khuẩn của dịch nisin 500IU/ml tự do. Chúng tôi nhận thấy hoạt tính của nisin được hấp phụ vào màng BC tăng dần từ nồng độ thấp đến nồng độ cao, và có kết quả gần bằng hoạt tính của dịch nisin 500IU/ml tự do. Do đó, chúng tôi có thể kết luận dịch nisin đã được hấp phụ vào trong màng BC và có độ hấp phụ khá đồng đều.

Mặt khác, nisin hiện nay đã được tinh sạch bằng nhiều công nghệ khác nhau và được thương mại hóa nhưng giá thành vẫn còn cao, cùng với kết quả qui hoạch thực nghiệm yếu tố nồng độ nisin không ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ dịch nisin vào màng BC và kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng BC đã hấp phụ dịch nisin. Để tiết kiệm về mặt kinh tế, chúng tôi chọn dịch nisin với nồng độ 200IU/ml để

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÀNG BC HẤP PHỤ DỊCH NISIN TRONG BẢO QUẢN LÒNG ĐỎ TRỨNG VỊT MUỐI (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w