CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 82)

Đề tài đã đi sâu vào đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất trong hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới.

Tình hình khai thác hiện nay đang bắt đầu cần được báo động do tốc độ khai thác quá nhanh và khả năng kiểm soát quá trình khai thác, đối tượng tiến hành khai thác còn lỏng lẻo chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống.

Mật độ, trữ lượng khai thác tăng nhanh theo thời gian nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Hiện nay, số lượng giếng khai thác nước dưới đất trong vùng rất lớn, với mật độ cao. Tập trung nhiều ở các khu dân cư đông đúc.

Lưu lượng khai thác lớn, các giếng khai thác có quy mô lớn nhỏ khác nhau, lưu lượng khai thác đặc biệt cao tại các nhà máy nước khai thác theo quy mô công nghiệp.

Khai thác nước như hiện nay làm nước trong vùng tại một số điểm khảo sát đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, mức độ ô nhiễm từ thấp đến trung bình. Xu hướng diễn biến chất lượng nước trong vài chục năm tới thì nguồn nước dưới đất có khả năng xuống cấp cả về chất lượng cũng như trữ lượng khai thác.

Chính do vấn đề khai thác thiếu sự kiểm soát đã gây ra hậu quả là làm cho ranh mặn xâm nhập sâu vào bên trong ảnh hưởng chính nguồn nước đang khai thác, đồng thời do khai thác quá mức bổ cấp còn tạo điều kiện thuận lợi

cho nước bị ô nhiễm (nhiễm chất hữu cơ,kim loại…) có điều kiện ngấm vào gây ô nhiễm toàn bộ nguồn nước dưới đất.

Đề tài cho thấy ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến tốc độ hạ thấp mực nước ngầm như thế nào.

Qua đề tài tác giả đã đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần khai thác nguồn nước dưới đất một cách hợp lý hơn.

Tình hình ranh mặn xâm nhập cần được báo động do ranh mặn lấn vào khá sâu bên trong toàn Thành phố nói chung và vùng Tây Nam Thành phố nói riêng.

Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp và nguồn tài liệu chưa phong phú do đó mà đề tài gặp phải một số hạn chế nhất định:

Đề tài chỉ mới đề cập được những ảnh hưởng, tác động của việc khai thác nước dưới đất đến chất lượng, trữ lượng nước dưới đất mà chưa đánh giá đến ảnh hưởng của quá trình khai thác nước dưới đất đến hiện tượng sụp lún các công trình xây dựng hay ảnh hưởng của nó đến vấn đề ngập nước…

Đề tài cũng chưa thật sự thể hiện chính xác toàn bộ những diễn biến về trữ lượng, chất lượng nước dưới đất do số liệu có được từ các trạm quan trắc còn hạn chế cũng như số mẫu thí nghiệm còn chưa được nhiều.

Khu vực nghiên cứu còn hạn chế chưa bao quát một khu vực lớn mà chỉ mới trong khu vực nhỏ.

II. KIẾN NGHỊ:

Đẩy mạnh trong đầu tư ngân sách cho việc tăng cường số lượng trạm

quan trắc chất lượng,trữ lượng nước trong khu vực.

thống quan trắc để lấy kết quả theo dõi diễn biến nguồn nước khai thác để nâng cao tính chính xác của việc đánh giá diễn biến chất lượng nước.

Cần có thêm những hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của khai thác

nước dưới đất đến hiện tượng sụp lún các công trình, đến tình trạng ngập úng hiện nay…

 Đi sâu nghiên cứu các vấn đề nhiễm bẩn, vấn đề kết cấu giếng khoan khai thác nước dưới đất cho từng khu vực riêng biệt và các công nghệ kỹ thuật trong xử lý nước.

 Thành phố sớm xây dựng một quy chế về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Tuyên truyền phát động để nâng cao ý thức người dân về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước dưới đất.

 Xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác nguồn nước của Thành phố trong đó có nguồn nước dưới đất.

 Đẩy mạnh phát triển yếu tố con người thông qua công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ, ý thức bảo vệ nguồn nước nguồn nước dưới đất, đồng thời quan tâm về kỹ thuật và vốn nhằm xây dựng cơ sở vật chất tốt cho công tác bảo vệ nguồn nước khi khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1- Lê Thị Linh Chi, 2004 – Đánh giá diễn biến chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocene quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh.

2- Nguyễn Thị Hường, 2002 – Nguyễn Thị Diễm Hường - Đánh giá chất lượng Nước dưới đất của các tầng chứa nước (độ sâu <100m) Huyện Bình Chánh.

3- Võ Thị Kim Loan – Giáo trình Tài Nguyên Nước – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP. HCM.

4- Võ Thị Kim Loan, 2004 – Đặc điểm động thái thủy hoá nước dưới đất tầng nông (<100m) của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Đề Tài Nghiên cứu khoa học cấp trường – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Nguyễn Văn Ngà, 2001ø - Hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất phương án quản lý hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất Thành Phố Hồ Chí Minh –Sở Tài Nguyên & Môi Trường -TP.HCM.

6- Nguyễn Văn Ngà, 2001ø - Nguy cơ cạn kiệt tầng chứa nước Pliocen muộn do khai thác ở Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp giảm thiểu - Sở Tài Nguyên & Môi Trường -TP.HCM.

7- Nguyễn Văn Thành - Giáo trình địa chất công trình động lực -Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP. HCM.

8- Tình hình dân cư, kinh tế, xã hội huyện Bình Chánh, 2005, Ủy Ban Nhân Dân huyện Bình Chánh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 82)