CHƯƠNG V: KHOÁNG SẢN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 60 - 62)

vực Tây Nam nói riêng đa số là các sản phẩm sét, vật liệu xây dựng và gốm sứ là chủ yếu:

 Liên quan đến thành hệ Ferit thực thụ rất nhiều các loại khoáng sản: sát gạch ngói, sét Kaolin, Laterit, trong đó triển vọng nhất là điểm sét gạch ngói và Laterit Long Bình – Thủ Đức. Do đặc điểm của quá trình phong hoá xảy ra đối với đá trước Kainozoi có bề dày lớn, tính phân đới rõ ràng và nghèo SiO2

tự do nên khai thác khoáng sản trong vỏ này rất thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Liên quan đến thành hệ vỏ Ferit hoá là các khoáng sản: sét Kaolin, sét

gạch ngói, Laterit, trong đó triển vọng nhất là điểm sét Kaolin Hố Bò (Củ Chi), sét gạch ngói Vĩnh Lộc (Hoóc Môn), sét Kaolin Linh Xuân (Thủ Đức). Các vỏ phong hoá phát triển trên trầm tích bở rời có bề dày mỏng, tính phân đới không rõ ràng, lẫn nhiều SiO2 tự do (30 – 35%), cần thiết có phương pháp khai thác tổng hợp để nâng cao lợi ích kinh tế.

Ở ven rìa thềm bậc III, các trầm tích bở rời nằm trên lớp Laterit có hàm lượng Kaolinit cao (40 – 50%), thạch anh cao (30 – 35%) nên phần này có thể khai thác tổng hợp sét Kaolin, cát thạch anh còn phần dưới Laterit có mức độ phong hoá yếu (Si Al Fe) nhiễm Fe ít (2 – 3%) nhưng hàm lượng Hydromica

nhiên, sét đó trộn với sét trong trầm tích Holocen theo tỷ lệ thích hợp sẽ được sét gạch ngói có chất lượng tốt (hiện nay ở một số địa phương vẫn trộn một phần sét Holocen với 3 phần sét trong Pleistocen).

Nói chung, vật liệu xây dựng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì nghèo nàn, phần bở rời vượt trội phần cứng và đặc sít. Cát và sét (cổ và mới) áp đảo đá. Về đá, đây là thị trường lớn nhập đá ở các nơi về. Than bùn ở Củ Chi và Cần Giờ thuộc loại xấu, phải nhập từ các vùng lân cận về, cũng là một thị trường lớn cần chú ý.

Khoáng sản lớn nhất là nước ngầm. Đây là của báu đối với sự đô thị hóa: nó có 5 tầng, đều do nước mưa bổ sung hàng năm nên vô tận (nếu biết khai thác đúng lượng). Tầng nông (không đến trăm mét sâu) là tầng tối ưu về sử dụng, kinh tế và kỹ thuật. Loại ở sâu, theo địa tầng ở Hoóc Môn, từ 100 – 200m (gặp móng), ít phong phú hơn nhưng rất tốt. Cốt lõi ở đây là nước ngầm trong cát: có 2 tầng đất sét trên dưới làm tầng chắn, sét tẩm đầy nước nhưng không thấm hoặc thấm rất ít. Người ta khai thác nước trong tầng cát, không khai thác nước trong tầng sét vì sét không đủ độ dày (200m dày trở lên). Một bản đồ nước ngầm (tỷ lệ 1:25.000) đã được khoa Địa Chất thiết lập vào năm 1985, rất có ích cho chiến lược đô thị hóa và quốc tế Dân Sinh.

Đối với vùng Tây Nam nói riêng, khoáng sản rất nghèo nàn, đa số chỉ là sét, vật liệu xây dựng,…. Trong khu vực nghiên cứu, qua quá trình tìm hiểu thì biết thêm ở đây có đất than bùn, là một loại khoáng sản tuy không có nhiều giá trị kinh tế nhưng hữu ích đối với công tác cải tạo đất cho khu quy hoạch xây dựng hồ sinh thái ở đây.

CHƯƠNG VI: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG TÂY NAM THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 60 - 62)