TRÊN VÀ PLIOCEN DƯỚI

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 85)

TRỮLƯỢNG:

Khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của người dân và cho sản xuất chỉ mới bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ XX giai đoạn đầu quy mô khai thác cũng như trữ lượng còn nhỏ hẹp. Ban đầu là hệ thống khai thác đất ở khu vực công viên Gia Định – Quận Gò Vấp (năm 1925) sau đó hàng loạt giếng đã đi vào hoạt động để cung cấp nước cho dân cư khu vực nội thành.

Theo một số thống kê đến hết năm 1999, số lượng giếng khai thác gần 100.000 giếng tập trung vào 2 tầng nước Pleistocen và Pliocen dưới. Tầng chứa nước Pliocen trên có trên 70.000 giếng với lưu lượng khai thác gần 300.000m3/ngày và tầng chứa nước Pliocen dưới có trên 17.000 giếng với tổng lưu lượng khai thác khoảng 250.000m3/ngày, các giếng khai thác với quy mô công nghiệp là ở các nhà máy nước, các cơ sở sản xuất và các giếng của chương trình nước sạch nông thôn có kích thước nhỏ ở khi vực Bình Chánh – Nhà Bè cũ.

Theo sơ đồ đẳng mực nước và các tài liệu quan trắc đến năm 1997 ở khu vực Tây Nam Thành phố và quận nội thành lân cận (khu vực Bình Chánh,

có trung tâm hạ thấp ở mực nước ở ngã tư An Sương, độ sâu mực nước là -9m phễu thứ 2 ở trung tâm của quận 5, 6, 8, 10, 11 độ sâu mực hạ thấp đạt -6m.Vùng có phiễu hạ thấp thứ 2 đây là vùng có nhà máy nước Bình Trị Đông lưu lượng khai thác khoảng 8.000m3/ngày và hàng loạt các giếng khai thác với quy mô công nghiệp, lưu lượng khai thác từ vài trăm đến hàng nghìn mét khối một ngày.

Khai thác với mức độ thấp hơn hoặc bằng với khả năng bổ cấp thì mực nước sẽ được giữ ổn định, không bị sụt giảm độ sâu khai thác. Tuy nhiên những năm gần đây 1997 - 2004 tình hình khai thác không khả quan như vậy mà chỉ số về độ sâu khai thác luôn tăng đều qua các năm. Đặc biệt những năm gần đây, theo tài liệu thu được từ các trạm quan trắc mực nước đều có xu hướng giảm mạnh.

Tầng Pliocen trên có độ sâu mực nước -8m đến -16m, phía Tây Bắc và Đông Nam vùng nghiên cứu có mực nước nông hơn trung tâm vùng nghiên cứu.

Tầng Pliocen dưới có độ sâu mực nước từ -12m đến -27m, độ sâu này tăng dần theo hướng Tây Bắc sang Đông Nam vùng nghiên cứu. Độ sâu này thay đổi rõ rệt theo mùa.

STT Số hiệu giếng Tầng chứa nước Năm 2000 2001 2002 2003 1 Q015030 N2b -11,71 -14,03 -17,52 -20,61 2 05C 06T N2a -15,98-14,58 -18,97-16,69 -21,11-21,8 -25,48-25,26

-Biểu đồ 8- Đồ thị mực nước công trình Q015030 Bình Chánh-

-Biểu đồ 9- Đồ thị mực nước công trình Q808050 Bình Chánh-

Nhìn chung, tốc độ hạ thấp mực nước của toàn Thành phố với khối lượng khai thác hiện nay là 0,2m ở tầng Pleistocen; 0,4 -1,6m đối tầng Pliocen trên; 0,69 - 4,0m đối với tầng Pliocen dưới. Đặc biệt ở những khu vực khai

chứa và còn có thể làm nước mặn xâm nhập tầng chứa nước, hiện tượng lún mặt đất.

II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẾN

CHẤT LƯỢNG NƯỚC:

Vùng Tây Nam không chỉ là một trong những vùng dân cư đông đúc của Thành phố với mức độ phát triển công nghiệp khá cao mà bên cạnh đó khu vực Tây Nam Thành phố này nổi bật với hệ thống kênh rạch chằng chịt đặc điểm này có lợi trong việc thoát nước giúp cho khu vực không bao giờ bị ngập nước. Tuy nhiên với hệ thống kênh rạch này lại tạo điều kiện cho quá trình ô nhiễm, các nguồn bẩn dễ dàng xâm nhập vào nguồn nước là điều tự nhiên.

1. Nhiễm bẩn hợp chất nitơ:

Sự nhiễm bẩn ở đây được chỉ thỉ bởi hàm lượng các hợp chất nitơ (NO2, NO3, NH4)

Theo quy định: hàm lượng NO2 từ vết trở lên được coi là bị nhiễm bẩn. Hàm lượng NH4 từ vết trở lên được coi là bị nhiễm bẩn.

Hàm lượng NO3 10mg/l được coi là bị nhiễm bẩn.

*Phân loại cấp độ nhiễm bẩn:

Mức độ nhiễm bẩn NO3- NO2- NH4+

Nhiễm bẩn nhẹ 10 - 30 Vết đến 1 Vết đến 1 Nhiễm bẩn trung bình 30 - 50 1 - 10 1 - 10

Nhiễm bẩn nặng 50 10 10

-Bảng 9- Bảng phân loại cấp độ ô nhiễm theo hàm lượng

hợp chất nitơ (mg/l)-

Nguồn nhiễm bẩn chủ yếu là từ nước mặt vì nước mặt luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các tầng chứa nước bên dưới. Khi một tầng nước nằm

bên trên bị ô nhiễm thì chất ô nhiễm dễ dàng đi vào tầng nước bên dưới và phát tán rộng rãi cho một tầng nước vốn không bị ô nhiễm.

Dạng nhiễm phổ thông hay gặp nhất là NO3-, NH4+.

Nước trong các tầng chứa của vùng Tây Nam Thành phố còn có nguy cơ bị nhiễm bẩn các hợp chất nitơ do vùng nằm về phía hạ lưu của các con sông chảy qua các khu công nghiệp, khu chế xuất nên là nơi nhận các chất bẩn mà con sông mang đến.

Theo tài liệu tại các tầng chứa nước trên địa bàn khu vực nghiên cứu cho thấy hàm lượng các hợp chất nitơ tăng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Số hiệu Vị trí Tầng chứa Năm 2000 2001 2002 2003 2004 1 Q20 Bình Chánh QI-III 29,42 31,87 36,82 35,06 46,82 2 06 Bình Chánh N2b 27,80 31,34 104,09 48,82 51,32

-Bảng 10 -Hàm lượng tổng nitơ ở một số giếng khoan (mg/l)-

Khu vực Tây Nam nằm trong vùng hạ nguồn của các con sông chảy qua nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, theo điều tra mới nhất có tới 50% số khu công nghiệp thải nước thải ra ngoài không qua xử lý. Đây lại chính là nguồn nước mặt sẽ ngấm xuống đất qua các tầng cách và hòa vào các tầng chứa nước. Không chỉ có hàm lượng nitơ tăng mà còn các thành phần độc hại khác cũng tăng trong thành phần của nước, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Theo những số liệu theo dõi ở trên cho thấy: mức độ ô nhiễm của tầng Pliocen trên đang diễn biến nguy hiểm, năm 2000 mức độ ô nhiễm được đánh giá là nhẹ nhưng sau một năm thì mức độ nhiễm bẩn đã lên mức trung bình và

ở mức nặng. tốc độ ô nhiễm này là đáng quan tâm và cần có giải pháp ngay lập tức. Tuy nhiên đây chỉ mới là thống kê tại một vài địa điểm khảo sát nên chưa đánh giá hoàn toàn chính xác mức độ nhiễm bẩn của toàn tầng chứa này.

Ảnh hưởng từ việc khai thác nước quá mức đã làm ô nhiễm nguồn nước đang được khai thác phục vụ cho sử dụng của người dân. Tuỳ theo khu vực và tùy theo mỗi tầng nước khai thác khác nhau mà mức độ nhiễm các hợp chất nitơ lại ở mức độ khác nhau.

2. Xâm nhập mặn:

Qua tài liệu quan trắc tại khu vực huyện Bình Chánh, Tân Tạo - Bình

Tân cả 3 tầng chứa nước đều có hàm lượng Clo tăng dần qua các năm.

Xâm nhập mặn là vấn đề của cơ quan quản lý các quận huyện trong khu vực Tây Nam này đang hết sức quan tâm, tìm hướng giải quyết.

Số liệu cho thấy hàm lượng Clo cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép ở ngay những tầng nước đang được khai thác phục vụ cho sinh hoạt.

STT Số hiệu Vị trí Tầng chứa Năm 2000 2001 2002 2003 1 06C 08A Bình Chánh Bình Tân QI-III - 1589,9 2614,4 1601,5 5583,3 7178,6 5321,9 7090,0 2 08B Bình Tân N2b 1196,4 1305,7 2339,7 3146,1 3 Q050 08C Bình Chánh Bình Tân N2a 2180,1 468,8 4386,9 507,5 2898,0 3296,8 3243,6 3965,9

Hiện tượng các tầng nhiễm mặn do quá trình khai thác quá khả năng bổ cấp tự nhiên, thường xảy ra mạnh vào mùa khô. Nước ngọt khai thác quá mức làm cho ranh mặn cũng theo đó mà tiến sâu vào khu vực vốn trước đây hoàn toàn là nơi phân bố của nước ngọt. Một hàm lượng Clorua (Cl-) nhất định sẽ có trong nguồn nước khai thác tùy theo vị trí ranh mặn tiến vào đến đâu trong khu vực.

Tầng Pliocen dưới của khu vực Tây Nam có vùng nhiễm mặn hẹp hơn so với tầng Pliocen trên. Tầng Pliocen dưới vùng nhiễm mặn nằm về phía Tây Bắc vùng nghiên cứu chiếm diện rộng trong xã Lê Minh Xuân – huyện Bình Chánh và một phần nằm về phía Tây Tây Nam vùng nghiên cứu. Tầng Pliocen trên nhiễm mặn trên diện rộng hơn.

Với tốc độ khai thác hiện nay thì ranh mặn sẽ nhanh chóng tiến vào sâu bên trong, trong một thời gian ngắn nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ không có nước ngọt để cung cấp cho con người.

CHƯƠNG VIII: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ

Hiện nay, mặc dù mức độ ảnh hưởng từ sự khai thác nước dưới đất đến trữ lượng và chất lượng nước trong hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới là đáng báo động nhưng mức độ của vấn đề vẫn có thể kiểm soát.

1. Giải pháp luật pháp:

Thành phố cần sớm ban hành các văn bản quy định về vấn đề khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất.

Nhà nước nên chú trọng đặt ra các điều luật củ thể hơn để có thể xử phạt đối với từng hành vi vi phạm trong vấn đề bảo vệ, khai thác nguồn nước cụ thể.

2. Giải pháp quản lý:

Kiểm soát các nguồn nước thải ra từ các khu dân cư các nhà máy, xí nghiệp thông qua theo dõi quá trình xử lý nước thải phải đạt tiêu chuẩn trước khi đổ vào cống rãnh chung của Thành phố.

3. Giải pháp quy hoạch:

Lựa chọn khu vực khai thác nằm xa các dân cư đông đúc và các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất để cho phép khai thác với quy mô lớn giúp giảm khả năng các chất bẩn ô nhiễm, các nguồn nước thải chưa qua xử lý có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm đang khai thác.

Những nơi khai thác không đảm bảo khả năng bảo vệ nguồn nước để khai thác lâu dài có thể đình chỉ khai thác hoặc giảm trữ lượng khai thác xuống.

Khai thác nước ngầm trong tương lai cần phải được quản lý chặt chẽ: chỉ được phép khai thác tại một số vị trí nhất định và quy định rõ độ sâu khai thác.

Quy định rõ lưu lượng khai thác của từng giếng cũng như ở từng tầng nước khai thác.

Tránh khai thác các khu vực gần ranh mặn để không tạo điều kiện cho ranh mặn tiến sâu thêm.

4. Giải pháp kỹ thuật:

Đầu tư hệ thống, máy móc khai thác hiện đại nhằm khai thác có hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều chỉnh trữ lượng khai thác phù hợp với khả năng bổ cấp trở lại của khu vực để đảm bảo việc khai thác nước trong hai tầng này bền vững và lâu dài mà không gây ra hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm nitơ cho nguồn nước dưới đất thông qua hệ thống khai thác tiên tiến.

Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác nước dưới đất thông qua các nhà máy khai thác nước với quy mô công nghiệp.

Hình thành các khu bổ cấp nhân tạo qua việc lập các khu đất cho nước mưa ngấm xuống tự nhiên.

Nghiên cứu các hồ chứa có quan hệ thủy lực với nước dưới đất để thông qua đó bổ cấp cho nguồn nước dưới đất.

Nghiên cứu, khảo sát thường xuyên động thái nước dưới đất để góp phần cho những đánh giá về tác động của việc khai thác nước dưới đất thêm chính xác.



CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:

Đề tài đã đi sâu vào đánh giá được hiện trạng khai thác nước dưới đất trong hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới.

Tình hình khai thác hiện nay đang bắt đầu cần được báo động do tốc độ khai thác quá nhanh và khả năng kiểm soát quá trình khai thác, đối tượng tiến hành khai thác còn lỏng lẻo chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống.

Mật độ, trữ lượng khai thác tăng nhanh theo thời gian nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Hiện nay, số lượng giếng khai thác nước dưới đất trong vùng rất lớn, với mật độ cao. Tập trung nhiều ở các khu dân cư đông đúc.

Lưu lượng khai thác lớn, các giếng khai thác có quy mô lớn nhỏ khác nhau, lưu lượng khai thác đặc biệt cao tại các nhà máy nước khai thác theo quy mô công nghiệp.

Khai thác nước như hiện nay làm nước trong vùng tại một số điểm khảo sát đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, mức độ ô nhiễm từ thấp đến trung bình. Xu hướng diễn biến chất lượng nước trong vài chục năm tới thì nguồn nước dưới đất có khả năng xuống cấp cả về chất lượng cũng như trữ lượng khai thác.

Chính do vấn đề khai thác thiếu sự kiểm soát đã gây ra hậu quả là làm cho ranh mặn xâm nhập sâu vào bên trong ảnh hưởng chính nguồn nước đang khai thác, đồng thời do khai thác quá mức bổ cấp còn tạo điều kiện thuận lợi

cho nước bị ô nhiễm (nhiễm chất hữu cơ,kim loại…) có điều kiện ngấm vào gây ô nhiễm toàn bộ nguồn nước dưới đất.

Đề tài cho thấy ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến tốc độ hạ thấp mực nước ngầm như thế nào.

Qua đề tài tác giả đã đề xuất một số giải pháp phù hợp góp phần khai thác nguồn nước dưới đất một cách hợp lý hơn.

Tình hình ranh mặn xâm nhập cần được báo động do ranh mặn lấn vào khá sâu bên trong toàn Thành phố nói chung và vùng Tây Nam Thành phố nói riêng.

Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp và nguồn tài liệu chưa phong phú do đó mà đề tài gặp phải một số hạn chế nhất định:

Đề tài chỉ mới đề cập được những ảnh hưởng, tác động của việc khai thác nước dưới đất đến chất lượng, trữ lượng nước dưới đất mà chưa đánh giá đến ảnh hưởng của quá trình khai thác nước dưới đất đến hiện tượng sụp lún các công trình xây dựng hay ảnh hưởng của nó đến vấn đề ngập nước…

Đề tài cũng chưa thật sự thể hiện chính xác toàn bộ những diễn biến về trữ lượng, chất lượng nước dưới đất do số liệu có được từ các trạm quan trắc còn hạn chế cũng như số mẫu thí nghiệm còn chưa được nhiều.

Khu vực nghiên cứu còn hạn chế chưa bao quát một khu vực lớn mà chỉ mới trong khu vực nhỏ.

II. KIẾN NGHỊ:

Đẩy mạnh trong đầu tư ngân sách cho việc tăng cường số lượng trạm

quan trắc chất lượng,trữ lượng nước trong khu vực.

thống quan trắc để lấy kết quả theo dõi diễn biến nguồn nước khai thác để nâng cao tính chính xác của việc đánh giá diễn biến chất lượng nước.

Cần có thêm những hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của khai thác

nước dưới đất đến hiện tượng sụp lún các công trình, đến tình trạng ngập úng hiện nay…

 Đi sâu nghiên cứu các vấn đề nhiễm bẩn, vấn đề kết cấu giếng khoan khai thác nước dưới đất cho từng khu vực riêng biệt và các công nghệ kỹ thuật trong xử lý nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thành phố sớm xây dựng một quy chế về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Tuyên truyền phát động để nâng cao ý thức người dân về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước dưới đất.

 Xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác nguồn nước của Thành phố trong đó có nguồn nước dưới đất.

 Đẩy mạnh phát triển yếu tố con người thông qua công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ, ý thức bảo vệ nguồn nước nguồn nước dưới đất, đồng thời quan tâm về kỹ thuật và vốn nhằm xây dựng cơ sở vật chất tốt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến trữ lượng, chất lượng của tầng chứa nước pliocen trên và pliocen dưới khu vực Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 85)