So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa gà và vịt sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 52)

Kết quả so sánh tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 giữa gà và vịt được thể hiện ở bảng 5 và biểu đồ 1.

Bảng 5: Kết quả tổng hợp khả năng đáp ứng miễn dịch ở gà và vịt sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1 và đợt 2

Kết quả tổng hợp ở bảng 1 cho thấy:

Ở đợt 1: Trong tổng số 600 mẫu huyết thanh gà được lấy để kiểm tra hiệu giá kháng thể có 370 mẫu có hiệu giá ≥ 4log2, đạt tỷ lệ bảo hộ là 61,67%. Đối với vịt tỷ lệ này là 58,33% (353/600 mẫu).

Ở đợt 2: Đối với mẫu huyết thanh gà: Có 349/540 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, chiếm tỷ lệ 64,63%. Tỷ lệ này trên mẫu huyết thanh vịt là 42,12% (278/660 mẫu).

Đợt kiểm

Loài Số

mẫu

Phân bố hiệu giá kháng thể (log2)

-1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Gà 600 182 0 15 18 15 102 108 79 48 25 7 1 61,67

Vịt 600 176 0 14 20 37 79 98 85 51 29 8 3 58,83

2 Gà 540 138 0 12 17 24 87 82 95 63 15 6 1 64,63

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ bảo hộ của gà ở cả 2 đợt đều cao hơn so với vịt. Ở đợt 1 sự chênh lệch là không lớn, chỉ 2,84% (vịt 58,83%, gà 64,63%). Ở đợt 2 có sự chênh lệch rất rõ (chênh lệch 22,51%), cụ thể là vịt 42,12%, gà 64,63%. Song để kiểm tra sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không chúng tôi đã sử dụng hàm phân phối χ2 . Qua tính toán chúng tôi thấy:

Ở đợt 1: χ2 = 1,01, với mức ý nghĩa α = 0,05 thì χ2

(0,05) = 3,84. Vậy χ2 < χ2

(0,05) nên sự khác nhau giữa tỷ lệ bảo hộ của gà và vịt trong đợt 1 là không có ý nghĩa thống kê.

Ở đợt 2: χ2 = 60,31, với mức ý nghĩa α = 0,001 thì χ2

(0,001) = 10,83. Vậy χ2 > χ2

(0,001) nên sự khác nhau về tỷ lệ bảo hộ của gà và vịt trong đợt 2 là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa α = 0,001.

Tỷ lệ bảo hộ của vịt thấp hơn gà là do những nguyên nhân sau:

- Người dân thường nuôi vịt để tận dụng thời vụ, thời vụ nuôi vịt thường chỉ khoảng 60 ngày nên người chăn nuôi chủ quan, không tiêm phòng. Vì vậy đã có nhiều đàn không được tiêm phòng.

- Công tác quản lý ấp nở, nuôi mới thủy cầm còn lỏng lẻo, chưa được quan tâm.

- Ngoài ra còn có thể do kỹ thuật tiêm phòng không đúng, ví dụ như: tiêm cho vịt phải tiêm vào cơ ức thì lại tiêm vào gáy, khi tiêm xong phải thả vịt vào chỗ mát nghỉ ngơi nhưng lại thả vịt ra mương.

Tỷ lệ bảo hộ của đàn thuỷ cầm thấp là nguy cơ lớn về dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch cúm gia cầm vẫn bùng phát trở lại ở Nghệ An trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w