Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 36)

Cả hai nhánh của đáp ứng miễn dịch thu được là đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đều đóng vai trò là cơ chế thực hiện đặc hiệu trong miễn dịch chống virus.

Các đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào T và tế bào B đặc hiệu với kháng nguyên có thể được thực hiện bằng:

Miễn dịch qua trung gian tế bào B, kết quả là quá trình sản xuất kháng thể đặc hiệu.

Bào chế/ chuẩn bị và trình diện kháng nguyên thông qua các phân tử MHC loại I và MHC loại II.

Miễn dịch tế bào chống virus với khả năng nhận biết kháng nguyên đặc hiệu của virus và kháng nguyên của các tế bào bị nhiễm virus, nhận biết phức hợp kháng nguyên - MHC và các tế bào đích/ tế bào bị nhiễm virus.

Kháng thể: Nhìn chung các kháng thể đặc hiệu đóng vai trò then chốt trong đáp ứng phòng hộ chống lại nhiễm virus. Kháng thể được sản xuất tại chỗ là rất quan trọng trong bảo vệ các bề mặt niêm mạc và kháng thể lưu hành, chủ yếu là IgG có tác dụng bảo hộ toàn thân. Kháng thể sẽ tấn công virus trong tế bào bị nhiễm. IgG có thể nhận biết các tế bào bị nhiễm và hoạt hóa bổ thể. IgG có thể giao thoa, làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của tế bào bị nhiễm virus. IgG có thể ngăn các virus bám vào các tế bào đích. Kháng thể hoạt động tích cực trong các pha ban đầu của quá trình nhiễm virus. Kháng thể có thể ngăn cản sự tái nhiễm của cùng một loại virus.

Loại kháng thể có hiệu quả nhất trong tác dụng diệt virus là kháng thể trung hòa. Đây là loại kháng thể gắn với virus mà thường là vỏ ngoài của virus hoặc vỏ protein capsid bên trong và chúng phong bế sự gắn kết của virus vào màng tế bào và đi vào tế bào vật chủ.

Trong quá trình nhiễm virus kháng thể phát huy tác dụng mạnh nhất vào giai đoạn sớm trước khi virus xâm nhập được vào tế bào đích của nó. Về mặt này kháng thể tương đối không có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm virus nào đó lần đầu tiên, chủ yếu là do pha ẩn của quá trình sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, các kháng thể đã được hình thành từ trước, đặc biệt là các kháng thể trung hòa là dạng có hiệu quả của miễn dịch phòng hộ chống lại các virus.

Có thể nói kháng thể là yếu tố phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh ngoại bào với ba cách chính như sau:

Trung hòa: Bằng cách kết gắn với mầm bệnh hoặc kết gắn với các chất ngoại lai, các kháng thể có thể ngăn cản sự tiếp xúc của mầm bệnh với tế bào đích của chúng. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể sau đó bị các tế bào đại thực bào "nuốt" và phân hủy. Kháng thể sau khi gắn vào kháng nguyên làm cho kháng nguyên này dễ dàng bị các tế bào thực bào gồm đại thực bào và các tế bào Leucocyte nhân đa hình thái nhân điện là ngoại lai. Các tế bào thực bào sẽ tiêu hóa kháng nguyên và phá hủy kháng nguyên.

Opsonin hóa: Sự kết gắn của kháng thể vào một mầm bệnh hay một chất ngoại lai có thể opsonin hóa chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào thực bào nuốt và tiêu hủy mầm bệnh hoặc vật liệu ngoại lai. Vùng Fc của kháng thể tương tác với các thụ cảm quan Fc trên tế bào thực bào và điều đó làm cho mầm bệnh càng dễ bị thực bào.

Hoạt hóa bổ thể: Sự hoạt hóa từng nấc của bổ thể nhờ kháng thể có thể dẫn đến sự dung giải virus. Thêm vào đó, một số thành phần giáng hóa của bổ thể (ví dụ C3b) có tác dụng opsonin hóa các mầm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào thực bào "nuốt" chúng dễ dàng thông qua các thụ cảm quan bổ thể có trên các tế bào đó.

Các tế bào T gây độc tế bào (Cytotoxic T Cells): Các tế bào thực hiện chính tham gia vào quá trình làm sạch các virus đã thâm nhập vào tế bào là các tế bào lâm ba cầu T gây độc tế bào (Cytotoxic T Lymphocyte, CTL) CD8+ đặc hiệu với virus. Các tế bào này nhận biết các kháng nguyên nói chung và trong trường hợp kháng nguyên virus chính là các kháng nguyên được tổng hợp bên trong nhân tế bào hoặc trong cytosol. Và những kháng nguyên này đã được phân giải và trình diện trên bề mặt tế bào bị nhiễm. Kháng nguyên được trình bày trên bề mặt tế bào dưới dạng các peptid ngắn liên kết với các phân tử MHC loại I. Tuy nhiên không phải tất cả các đáp ứng CTL đều có lợi cho vật chủ mà trong một số trường hợp tổn thương mô bào do CTL đặc hiệu đối với virus gây ra lớn hơn các tổn thương do nhiễm virus gây nên.

Cơ chế hoạt động của tế bào t gây độc tế bào: Vì virus không có bộ máy tổng hợp và chuyển hóa riêng nên chúng phải khu trú trong tế bào và lợi dụng tế bào để tái tạo. Do virus phát triển trong tế bào chất nên tránh được tác dụng của kháng thể, vì vậy virus chỉ bị tiêu diệt khi giết chết tế bào bị nhiễm virus. Trong trường hợp này tế bào TCD8 gây độc đóng vai trò quan trọng vì nó có thể giết chết một cách có

chọn lọc các tế bào bị nhiễm này. Sự biệt hóa từ tiền Tc thành tế bào Tc có thể gây độc trực tiếp cần có 2 tín hiệu:

Tín hiệu 1: Tế bào T nhận diện phức hợp kháng nguyên - MHC loại I trên tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào đích.

Tín hiệu 2: cytokin do tế bào TCD4 tiết ra (IL-6, IL-2, IFN-γ) khi nó nhận diện được kháng nguyên trên tế bào trình diện kháng nguyên.

Để loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus mà không làm hủy hoại tế bào lành, tế bào TCD8 chỉ giết chết một cách có chọn lựa những tế bào đích đã bộc lộ kháng nguyên đặc hiệu mà thôi. Tế bào TCD8 gây độc cũng sản sinh IFN-γ và cả TNF-α để kìm hãm sự nhân lên của virus, làm tăng sự bộc lộ các phân tử MHC loại I và hoạt hóa tế bào đại thực bào.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w