Kết quả đánh giá khả năng miễn dịc hở gà

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 44)

Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch trên gà sau tiêm phòng đợt 1 được trình bày ở bảng 1.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy gà nuôi ở các địa phương thuộc tỉnh Nghệ An có đáp ứng miễn dịch với vaccine cúm A/H5N1. Trong tổng số 600 mẫu kiểm tra có 418 mẫu có đáp ứng miễn dịch, trong đó 370 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ ≥4log2, chiếm tỷ lệ 61,67%. Giá trị trung bình nhân (GMT) chung cho toàn tỉnh là 9,46.

Tuy nhiên khả năng đáp ứng miễn dịch của gà, đặc biệt là tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng, là không đồng đều giữa các huyện.

Ở huyện Diễn Châu có 28/60 mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, chiếm tỷ lệ 46,67%, GMT là 3,56. Các số liệu tương ứng đối với các huyện khác là:

Nghi Lộc: 101/150, 67,33%, và 12,01. Hưng Nguyên: 27/30, 90,00%, và 21,61. Đô Lương: 50/60, 83,33%, và 39,85. Nam Đàn: 46/90, 51,11%, và 5,08. Nghĩa Đàn: 93/150, 62%, và 9,8. Thanh Chương: 25/60, 41,67, và 4,81.

Theo Tô Long Thành (2007) [15] đàn gia cầm đạt tỷ lệ bảo hộ là đàn có ≥70% số cá thể có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2. Như vậy trong tất cả các huyện của tỉnh Nghệ An thì chỉ có Hưng Nguyên (90,00%) và Đô Lương (83,33%) là có tỷ lệ bảo hộ ở đàn gà đạt yêu cầu theo quy định. Còn các huyện khác đều có đàn gà chưa đạt mức bảo hộ cần thiết, trong đó Thanh Chương là địa phương có tỷ lệ bảo hộ thấp nhất (41,67%).

Bảng 1: Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 đợt 1

Huyện n n+ Phân bố hiệu giá kháng thể (log2)

-1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Diễn Châu 60 35 25 0 3 2 2 20 5 0 3 0 0 0 46,67 3,56 Nghi Lộc 150 118 32 0 6 6 5 36 24 26 4 10 1 0 67,33 12,01 Hưng Nguyên 30 30 0 0 0 1 2 14 11 1 0 1 0 0 90,00 21,61 Đô Lương 60 55 5 0 2 1 2 10 5 13 11 6 4 1 83,33 39,85 Nam Đàn 90 52 38 0 2 2 2 10 21 13 2 0 0 0 51,11 5,08 Nghĩa Đàn 150 99 51 0 1 4 1 8 36 26 19 4 0 0 62,00 9,80 Thanh Chương 60 29 31 0 1 2 1 4 6 0 9 4 2 0 41,67 4,81 Tổng 600 418 182 0 15 18 15 10 2 10 8 79 48 25 7 1 61,67 9,46 Chú thích: n: Số mẫu xét nghiệm n+: Số mẫu có kháng thể

Kết quả ở bảng 1 cũng cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine cúm là không đồng đều giữa các cá thể, đối với các mẫu huyết thanh có phản ứng HI dương tính thì mức phân bố hiệu giá dao động từ 1log2 đến 10log2. Điều này là do khả năng đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, tuổi, giống, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, ... của cá thể được tiêm vaccine. Giá trị trung bình nhân của hiệu giá kháng thể (GMT) ở các huyện cũng rất khác nhau, cao nhất là ở huyện Đô Lương với GMT = 39,85, thấp nhất là Diễn Châu (GMT chỉ đạt 3,56).

Trong tổng số 600 mẫu huyết thanh kiểm tra thì có 182 mẫu không phát hiện có kháng thể, chiếm 30,33%. Trong đó có một đàn gà của huyện Nam Đàn và một đàn gà của huyện Nghĩa Đàn theo hồ sơ chứng nhận là đã được tiêm phòng 2 mũi vaccine nhưng không có mẫu nào dương tính với phản ứng HI. Điều này có thể lý giải rằng đàn gà chưa được tiêm phòng và công tác giám sát sau tiêm phòng đã không chặt chẽ.

Sự phân bố hiệu giá kháng thể trong quần thể gà đạt mức bảo hộ (370 mẫu có hiệu giá ≥ 4log2) được thể hiện như sau:

Ở 4log2: 102 mẫu chiếm 27,57% Ở 5log2: 108 mẫu chiếm 29,19% Ở 6log2: 79 mẫu chiếm 21,35% Ở 7log2: 48 mẫu chiếm 12,97% Ở 8log2: 25 mẫu chiếm 6,76% Ở 9log2: 7 mẫu chiếm 1,89% Ở 10log2: 1 mẫu chiếm 0,27%.

Qua phân tích trên ta thấy hiệu giá kháng thể chủ yếu phân bố ở mức 4log2 và 5log2. Như vậy có thể nói rằng tỷ lệ bảo hộ đàn thấp là do tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt, tiêm không hết số lượng so với tổng đàn và có những đàn chưa được tiêm phòng. Điều này là do người dân chưa ý thức sâu sắc mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, tiêm phòng cho đàn gia cầm chỉ là biện pháp đối phó của một bộ phận lớn người dân. Một số người cho rằng đàn gia cầm chỉ cần tiêm phòng một lần là đủ chứ họ không biết rằng sau 6 tháng khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm giảm và cần phải tiêm phòng nhắc lại hoặc một số lại sợ rằng tiêm phòng sẽ gây giảm đẻ, gây xáo động đàn…vì vậy họ đã không tiêm. Ngoài ra do hình thức chăn nuôi chủ yếu là gà thả vườn, quy mô nhỏ, chưa được quy hoạch và quản lý chặt chẽ nên gặp khó khăn trong công tác tiêm phòng. Do không quản lý được số lượng và khó bắt giữ nên nếu như không được sự đồng tình thực hiện

một cách có ý thức trách nhiệm cao của người dân thì việc bỏ sót một số lượng lớn gia cầm so với tổng đàn là khó tránh khỏi. Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể là do kỹ thuật tiêm phòng và bảo quản vaccine không đúng nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tiêm phòng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w