Rượu Kim Long

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị (Trang 51 - 55)

b. Các sản phẩm đạt được

3.3.3.Rượu Kim Long

Người ta thường ví thị trường như một miếng bánh, miếng bánh ngon thì tất sẽ nhiều người sẽ nhảy vào khai thác. Trong những năm gần đây, thị trường nước uống và nước giải khát tại Việt Nam phát triển rất sôi động, trong đó phân khúc trà xanh đóng chai đã có những bước tiến mà không một loại nước giải khát nào có thể làm được. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt nhãn hàng khác nhau khi thị trường đã phát triển.

Cây chè Vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh và không chịu sự tác động của con người như bón phân, phun thuốc.Cây chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Nhiều gia đình ở Hà Nội,

TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè Vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè và giữ ấm cho mùa đông giá lạnh. Từ cây chè Vằng, theo một phương thức sản xuất làng Kim Long đã cho ra sản phẩm nước chè Vằng nhưng rất ít người biết đến loại sản phẩm này như các loại nước uống khác như Trà xanh 00, C2, Coca-Cola, Pepsi… nên cần có chiến thuật marketing phù hợp.

- Gia tăng quảng bá sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau: tờ rơi, các trang quảng cáo: báo, các trang web, gửi qua các địa chỉ gmail, nhất là kênh truyền hình – phương thức tới “mắt” người tiêu dùng nhanh nhất. Nhưng phải đưa ra được lí do thuyết phục để khách hàng lựa chọn sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác.

- Liên kết với các điểm buôn bán: các sạp hàm, cơ sở buôn bán lớn, các siêu thị, các điểm du lịch… Chú ý đến các công cụ tạo "lực đẩy" để gia tăng mức độ bao phủ hàng và nhận được sự hỗ trợ từ kênh phân phối nhiều hơn nữa trong việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng.

- Tạo thương hiệu cho mặt hàng kinh doanh. sSức mạnh phân phối cộng với thương hiệu là điều kiện để thâm nhập thị trường.

- Về mặt giá cả: đưa ra giá cả hợp lí tương ứng với dung tích đóng chai như dao động từ 3000 – 7000 đồng/chai.

- Mẫu mã của chai, bao bì cũng phải đẹp, “bắt mắt”.

- Tổ chức các hoạt động như “mua có thưởng”, khuyến mãi, hạ giá trong các ngày lễ, tết, sinh nhật…

KẾT LUẬN

Trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu có thể rút ra một số kết luận sau:

Quảng Trị là một tỉnh có tiềm năng, lợi thế về du lịch: đây là nơi có nhiều di tích nổi tiếng, nền văn hóa đặc sắc..., cơ sở hạ tầng phục vụ

tương đối đầy đủ... Nhưng các lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả, không có sự gắn kết giữa các điểm du lịch và ngành nghề với nhau để tạo thành hệ thống tham quan với nhiều hình thức đa dạng. Đặc biệt là việc đưa các CSSX TTCN và LNTT vào phục vụ du lịch.

Các cơ sở sản xuất và làng nghề có vốn ít, trình độ của lao động lại hạn chế, việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất lại càng khó khăn γ không giám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất

Hình thức quản trị, điều hành còn mang nặng tính gia đình, tập trung vào một vài người. Dẫn đến không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của nghệ nhân

Phát triển kiểu phong trào, chưa có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao động không đồng đều. γ Hiệu quả sản xuất thấp

Công tác xây dựng thương hiệu chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Thị trường tiêu thụ các cơ sở sản xuất tiêu thủ công nghiệp còn quá hạn hẹp, chưa có đầu ra ổn định; nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, γ việc sản xuất gặp khó khăn, gián đoạn

Sản phẩm tại các làng nghề còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã, tính cạnh tranh kém dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhiều làng nghề dần dần mai một.

Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lí các CSSX TTCN và LNTT sẽ góp phần quảng bá các hình ảnh này tới mọi người dân, đồng thời thu lại nguồn lợi kinh tế cao.

KIẾN NGHỊ

Để các làng nghề phát triển, một giải pháp quan trọng là cần có những chính sách vĩ mô và đồng bộ về phát triển làng nghề. Bản thân các cơ sở hay các hộ sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh, theo mô hình tổ hợp tác hay các hợp tác xã và lớn hơn nữa là các doanh nghiệp, đóng vai trò như

là một người đỡ đầu, giúp các làng nghề tìm đầu vào, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có tiềm lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho làng nghề. Tỉnh cần có các chương trình khuyến công mở những lớp đào tạo nghề, để đáp ứng được nhu cầu tại chỗ. Tỉnh cần hỗ trở vốn cho các cơ sở sản xuất mở rộng sản xuất, khí đó họ có thể tự đào tạo nhân công, giải quyết được lượng lao động ở nông thôn.

Cần lập các dự án để triển đặc sản và sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Trị, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, Marketing cho bộ phận quản lý, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hơn nữa.

Nghiên cứu đặc điểm của từng làng nghề, từ đó nhanh chóng hỗ trợ đổi mới trang thiết bị công nghệ của các làng nghề trên cơ sở chương trình khuyến công của tỉnh, sao cho giúp các làng nghề rút ngắn được các công đoạn sản xuất, nâng cao năng suất lao động mà không làm mai một đi các giá trị của các làng nghề truyền thống.

Nhà Nước cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh cho các làng nghề.

Tóm lại: Quảng Trị cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ và nhanh chóng để có thể đạt được kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Xem xét các tiềm năng và lợi thế. Trên cơ sở đó tiến hành đề án khôi phục, phát triển đối với từng nghề

Cần đề ra qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài và bền vững với mục tiêu rõ ràng như tập trung, ưu tiên các nghề mũi nhọn ...

Tỉnh nên đưa ra các chỉ tiêu để xét chọn, công nhận làng nghề truyền thống.

Cần có chính sách tạo việc làm thông qua chương trình khuyến nông, chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống đường giao thông, khu làng nghề tập trung... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần qui hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách ưu đãi cho các cơ sở vay vốn phát triển, đầu tư trang thiết bị.

Nên phối hợp với các công ty du lịch để tuyển chọn ra người hướng dẫn tại chỗ dành phục vụ cho du khách, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch sau mỗi lần tham quan, lấy tiền phí đó phục vụ cho công tác phát triển làng nghề.

Ngân hàng cần có chính sách cho vay, cần cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn...

Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ GIS hiện nay, tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích việc áp dụng công nghê GIS vào việc qui hoạch, quản lý và phát triển các nghề một cách hiệu quả hơn.

Nên giúp đỡ các làng nghề thành lập các Website nhằm quảng cáo thương hiệu sản phẩm và để thu hút khách du lịch trên các trang Web.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị (Trang 51 - 55)