b. Các sản phẩm đạt được
2.2.4. Quy trình xây dựng CSDL và thành lập bản đồ bằng phần mềm Mapinfo
mềm Mapinfo
* Giới thiệu phần mềm MapInfo
Phần mềm MapInfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý CSDL. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một HTTĐL, phục vị cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức kinh tế - xã hội, các ngành và địa phương. MapInfo tổ chức tất cả các thông tin bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính dưới dạng bảng CSDL (Table). Các thông tin không gian và thuộc tính này được MapInfo liên kết với nhâu một cách chặt chẽ, không thể tách rời thông qua chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại dữ liệu.
* Quy trình xây dựng CSDL và thành lập bản đồ các CSSXTTCN&LNTT
Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng CSDLGIS về các CSSXTTCN&LNTT 2.3.4. Thành lập bản đồ hiện trạng các CSSXTTCN&LNTT ở tỉnh Quảng Trị
a. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn...
- Thu thập các số liệu về kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... cũng như tình hình sản xuất của các ngành này, tình hình an ninh, quốc phòng và cơ sở hạ tầng của địa phương.
b. Quá trình khảo sát thực địa
Chúng tôi tiến hành khảo sát các làng nghề và kết hợp điều tra nhanh các hộ ngia đình về các điều kiện sản xuất, lịch sử hình thành...
Mục đích, yêu cầu, tỉ lệ
Mục đích, yêu cầu, tỉ lệ
của bản đồ cần thành lập
của bản đồ cần thành lập
Số liệu điều tra,
Số liệu điều tra,
khảo sát
khảo sát Bản đồBản đồ ẢnhẢnh Tài liệu liên Tài liệu liên quan khácquan khác
Thu thập, phân tích, Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu xử lý tài liệu Khảo sát dữ liệu Khảo sát dữ liệu Xây dựng CSDL GIS Xây dựng CSDL GIS Nhập Nhập dữ liệu dữ liệu
Chuẩn hóa CSDLGIS
Chuẩn hóa CSDLGIS
chuẩn chuẩn CSDLGIS CSDLGIS chuẩn chuẩn Lưu trữ và thành lập Lưu trữ và thành lập bản đồ chuyên đề bản đồ chuyên đề
Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan trong suốt thời gian đi thực địa vào tháng 8 năm 2010.
c. Hoàn thiện và chuẩn hóa dữ liệu
*Chuẩn về nội dung dữ liệu
Dữ liệu số lưu trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác, tính đúng đắn. Nội dung dữ liệu bao gồm các phân lớp thông tin, cách đặt mã cho từng loại thông tin được quản lý trong cơ sở dữ liệu.
*Chuẩn về phương pháp thể hiện dữ liệu
Các đối tượng hiển thị trên bản đồ phải tuân thủ đúng các quy định về ký hiệu và cách thể hiện bản đồ trong quy phạm. Dữ liệu bản đồ dưới dạng số phải được thể hiện phù hợp với các khả năng hiển thị của các phần mềm sử dụng và bảo đảm tính logic của số liệu dưới dạng số.
*Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu
Chuẩn hóa về khuôn dạng dữ liệu là chuẩn xác định các khuôn dạng (format) file vật lý để lưu trữ bản đồ số. Chuẩn này rất quan trọng, đặc biệt hiện nay cơ sở dữ liệu phải có tính chất mở, có thể dùng chung cho nhiều đối tượng, các cơ quan khác nhau sử dụng phục vụ quản lý và quy hoạch lãnh thổ.
*Chuẩn về mô hình cơ sở dữ liệu
Dữ liệu địa lý được mô tả theo mô hình dữ liệu vector polygon. Mô hình này thể hiện được đầy đủ nhất dữ liệu địa lý. Nó cho phép không chỉ mô tả vị trí, hình thể của đối tượng trong không gian mà còn mô tả mối quan hệ về mặt không gian với những đối tượng khác nữa. Dữ liệu thuộc tính được lưu dữ theo mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Database Model), đây là mô hình phổ biến nhất và được nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng hiện nay sử dụng.
d. Biên tập và trình bày bản đồ
- Hiệu chỉnh nội dung của bản đồ sau công tác thực địa vào máy tính(là gì?)
- Biên tập hoàn thiện toàn bộ nôi dung của bản đồ.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CSSX TTCN VÀ LNTT
Trong một vài năm trở lại đây, du lịch các CSSX TTCN và LNTT đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch, nó thể hiện rõ những nét văn hóa, đặc điểm lịch sử - xã hội đặc trưng của từng khu vực, từng ngành nghề. Tất cả là những tinh hoa được giữ gìn, lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác. Du lịch làng nghề hấp dẫn bởi chính không gian nông thôn truyền thống và sự tinh xảo của sản phẩm thủ công. Nếu để phát triển du lịch một cách tự do, tự phát và ồ ạt
thì những yếu tố hấp dẫn đó sẽ mất đi, đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ thưa vắng dần đi và một thời gian sau nữa thì du lịch tại làng nghề đó cũng không còn. Thế nhưng, làm thế nào để đưa loại hình du lịch này lên tầm phát triển cao, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các tour du lịch, đồng thời góp phần đẩy mạnh các làng nghề cho phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế, điều đó vẫn đang chờ từ câu trả lời từ chúng ta.
Phát triển ngành nghề ở nông thôn là một bước nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng dư thừa đông đảo ở nông thôn, thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”, hạn chế di dân tự phát ra thành phố, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa đầy đủ và phong phú.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hình thành 11 cụm công nghiệp làng nghề. Một số ngành nghề truyền thống đã phục hồi như rượu Kim Long, nón Bố Liêu... được quan tâm hỗ trợ đầu tư, phát triển. Đồng thời tỉnh còn đầu tư phát triển thêm nhiều ngành mới như mây tre đan, mộc mỹ nghệ cao cấp... Tuy nhiên, các làng nghề nói chung, làng nghề truyến thống Quảng trị nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Đó là phát triển theo kiểu phong trào, chưa có qui hoạch, qui mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ lao động không đồng đều... Do vậy, cần có biện pháp để bảo tồn và phát triển các CSSX TTCN và LNTC để giữ nét bản sắc văn hóa dân tộc Quảng Trị nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Đồng thời gắn kết với du lịch để nâng cao vị thế của chúng lên tầm cao mới.
Làng nghề phát triển, đồng nghĩa với việc đời sống của người dân được cải thiện, tạo việc làm ổn định. Trong số những giải pháp đưa ra để giải cứu làng nghề, kế hoạch lâu dài để phát triển làng nghề cần gắn với phát triển du lịch. Đây là điều không mới với các nước trên thế giới, thậm
chí nhiều làng nghề ở trong nước cũng đã tận dụng thế mạnh về văn hoá truyền thống để làm các tour du lịch từ lâu, nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Nhiều làng nghề ở các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... phát triển được là nhờ sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Các quốc gia này không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà mục tiêu là phát triển có kế thừa các văn hóa truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời truyền lại.
Mục tiêu đề ra để phục hồi và phát triển các CSSX TTCN và LNTC cụ thể là:
- Tạo bước chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư vào các CSSX TTCN và LNTC trên địa bàn. Góp phần xây dựng Quảng Trị phát triển giàu mạnh.
- Tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng sẵn có với công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh, có thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Chú trọng phát triển các làng nghề, công nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp về vốn đầu tư, trình độ quản lí nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng giá trị sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.