Quản lí và tổ chức sản xuất làng nghề kết hợp phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị (Trang 45 - 47)

b. Các sản phẩm đạt được

3.2.1. Quản lí và tổ chức sản xuất làng nghề kết hợp phát triển du lịch

cao. Nhiều làng nghề ở các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia... phát triển được là nhờ sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Các quốc gia này không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà mục tiêu là phát triển có kế thừa các văn hóa truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời truyền lại.

Mục tiêu đề ra để phục hồi và phát triển các CSSX TTCN và LNTC cụ thể là:

- Tạo bước chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư vào các CSSX TTCN và LNTC trên địa bàn. Góp phần xây dựng Quảng Trị phát triển giàu mạnh.

- Tập trung nguồn lực, khai thác tiềm năng sẵn có với công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh, có thương hiệu uy tín trên thị trường.

- Chú trọng phát triển các làng nghề, công nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp về vốn đầu tư, trình độ quản lí nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng giá trị sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các làng nghề cần được định hướng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.

3.2. GIẢI PHÁP CHUNG

Xuất phát từ thực tế, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển du lịch như sau:

3.2.1. Quản lí và tổ chức sản xuất làng nghề kết hợp phát triển du lịch lịch

- Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cần phải nỗ lực, chủ động sáng tạo, đổi quản trị điều hành cơ sở sản xuất để có thể trụ vững và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, nhất là khi nước ta đang ngày hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời tăng cường chỉ đạo trực tuyến và quản lí của nhà nước giúp địa phương phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương.

- Chính quyền các địa phương, các sở ban ngành cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Xem xét các tiềm năng và lợi thế của từng cơ sở sản xuất, những mặt hàng gì hiện nay đang được ưa chuộng, so sánh với sảm phẩm cùng loại trên thị trường, kể cả về tay nghề, ngày công, năng suất, mẫu mã, thiết bị công nghệ, thị trường… để có những định hướng đúng đắn khôi phục và phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp. Trên cơ sở đó tiến hành đề án khôi phục, phát triển đối với từng nghề.

- Cần đề ra qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài và bền vững với mục tiêu, sứ mệnh được xác định rõ ràng như tập trung, ưu tiên các nghề mũi nhọn, chú trọng phát triển các nghề truyền thống, khuyến khích mở rộng các nghề mới như thêu, thủ công mĩ nghệ...

- Tỉnh nên chú ý công tác xét chọn, công nhận làng nghề truyền thống. Tuy nhiên những TTCN, làng nghề, nghệ nhân phải cùng nhau phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể như: là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của làng nghề, tính thẩm mĩ, độc đáo mang phong cách truyền thống…

- Tỉnh cần có chính sách tạo việc làm thông qua chương trình khuyến nông, chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống đường giao thông, khu làng nghề tập trung...

- Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Vì thế, để phát triển các làng nghề cần sớm có thương hiệu, bởi chỉ dừng lại ở nhãn hiệu thì đơn giản quá. Nhưng trước khi có thương hiệu,

mỗi sản phẩm phải có bản sắc riêng biệt, phải có sức hấp dẫn với khách hàng và quan trọng là phải có độ ổn định về chất lượng sản phẩm. Bản thân các sản phẩm phải có những giá trị như thế thì người tiêu dùng mới tiếp nhận. Trong quá trình đó, nhờ tư vấn, xây dựng thương hiệu, để nhãn hiệu của mình đi vào trí nhớ của người tiêu dùng. Lúc đó, sản phẩm sẽ có thương hiệu và việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Tại sao sản phẩm Chè Vằng lại rất ít người biết đến, nhưng sản phẩm trà xanh O0 lại rất nhiều người biết đến và sủ dụng rộng rãi trong khi đó chúng đều là nước giải khát bổ dưỡng. Đơn giản trà xanh O0 vừa được quảng cáo rộng rãi vừa có thương hiệu làm cho người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Do đó việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm kinh doanh là rất quan trọng.

- Việc phát triển Làng nghể phải gắn với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của từng vùng, đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng. Trong đó, tập trung ưu tiên những địa bàn, ngành nghề có thế mạnh, các làng nghề có đông lao động, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng dân tộc.

3.2.2. Nguồn vốn

- Cần qui hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách ưu đãi cho các cơ sở vay vốn phát triển, đầu tư trang thiết bị.

- Sự thiếu liên kết giữa các công ty lữ hành với người dân làng nghề và chính quyền địa phương được xem là nguyên nhân trọng yếu khiến du lịch làng nghề bấy lâu cứ dậm chân tại chỗ. Nên phối hợp với các công ty du lịch để tuyển chọn ra người hướng dẫn tại chỗ dành phục vụ cho du khách, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch sau mỗi lần tham quan, lấy tiền phí đó phục vụ cho công tác phát triển làng nghề.

- Ngân hàng cần có chính sách cho vay, cần cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn...

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w