Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 49)

b. Giá trị ngày công

4.3.4.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hộ

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.

Xem xét loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất. Góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, cũng như vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Theo kết quả điều tra, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động của gia đình. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở các hộ được phỏng vấn hầu hết thường từ 2 đến 4 người, nhưng đa số là 3 người. Ở những hộ nghèo thiếu lao động là 1 người. Tuy nhiên, với những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn thì việc sử dụng lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là ở những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ

cao nên rất cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Do đó thường vào mùa vụ số lượng lao động cần cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn.

* Loại hình sử dụng đất trồng lúa đông xuân – lúa hè thu:

Sản xuất lúa cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Khả năng đáp ứng lao động là 300 công/ha/năm( tập trung vào một số thời điểm như làm đất, chăm bón và thu hoạch), đạt ở mức khá. Việc đầu tư công lao động trong loại hình sử dụng đất này không thường xuyên, vẫn còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu làm đất, gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi.

Mặt khác đây là cây trồng truyền thống của dân ta bao đời nay nên người dân có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Trong thực tế, sản xuất lúa trên địa bàn xã với năng suất tương đối nhưng chưa mang tính hàng hoá, chủ yếu giải quyết nhu cầu lao động và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Có thể nói loại hình sử dụng đất có hiệu quả xã hội chưa cao.

* Loại hình sử dụng đất lúa – ngô đông:

Đây là loại hình mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây. Trên một số chân đất không thể trồng 2 vụ lúa vào thời điểm vụ đông thì đưa cây ngô vào sản xuất. Vừa tăng diện tích canh tác, vừa giải quyết công lao động cho người dân. Hơn nữa, cho giá trị sản xuất lại cao hơn trồng thuần lúa nên tăng thu nhập cho người dân.

* Loại hình sử dụng đất ngô đông xuân – ngô hè thu:

Ngô là loại cây trồng chỉ đứng sau cây lúa nhất là vùng bãi bồi ven sông Lam, đây là cây trồng chính. Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, khá phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của địa phương nên được người dân chú trọng đầu tư. Mặt khác, sản xuất ngô đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nâng cao đời sống của người dân.

Loại hình sử dụng đất này thu hút nguồn nhân lực tại chỗ ở mức khá ( 240 công/ha/năm) tập trung vào thời điểm như chăm sóc, thu hoạch. Cho thu nhập cao nhưng không yêu cầu cao về lao động nên người dân có thể đầu tư thời gian nhàn rỗi vào sản xuất ngành nghề khác. Vì vậy, loại hình sử dụng đất này có tính bền vững về mặt xã hội.

* Loại hình sử dụng đất lạc - ngô:

Đây là loại hình sử dụng đất sử dụng khá nhiều công lao động (220 công/ha/năm). Loại hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhân dân trong những năm gần đây và thu hút được khá nhiều lao động dư thừa trong nhân dân. Thu nhập từ loại hình sử dụng đất lạc – ngô trong những năm qua đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xã hội.

* Loại hình sử dụng đất trồng Sắn:

Sắn là loại cây có thời gian sinh trưởng dài 9-11 tháng nên không thể luân canh với các loại cây trồng khác. Do vậy, đây là loại hình có yêu cầu về lao động ít nhất 100 công/ha/năm. Chỉ chủ yếu tập trung vào thời gian gieo trồng và thu hoạch. Nên đây là loại hình có tính bền vững về xã hội thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 49)