2 Diện tích, năng suất, của một số loại cây trồng chính a Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 37)

Bảng 4.6: Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính

Nguồn [9], [10], [11]

Biểu đồ 4.6: So sánh bình quân năng suất lúa của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

( Đơn vị tính: tạ/ha)

Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]

So với bình quân năng suất của toàn huyện và toàn tỉnh thì năng suất lúa bình quân của xã có sự thay đổi qua các năm.

Năm 2007 đạt 108,35 % cao hơn năng suất bình quân của huyện và 115,56 % so với bình quân năng suất của tỉnh.

Năm 2008 năng suất bình quân của xã cao hơn bình quân của huyện và tỉnh, đạt 115,68 % so với bình quân năng suất của huyện nhưng gần bằng bình quân năng suất của tỉnh đạt 99,73 %.

Loại cây Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Cây lúa 378,9 54 415,6 50,9 413 40,8 Cây ngô 134 38 171,7 36 210 40 Cây lạc 26 23 22,3 23 23 24 Cây sắn 56 270 60 280 53 300

Năm 2009 năng suất bình quân của xã thấp hơn chỉ đạt 80,03 % so với bình quân của huyện và 83,15 % so với bình quân năng suất toàn tỉnh.

Nguyên nhân:

- Xã có đất phù sa nội đồng được bồi đắp hàng năm phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

- Có hệ thống công trình thủy lợi và giao thông nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa.

- Năm 2008 tuy năng suất bình quân của huyện giảm xuống nhưng năng suất bình quân của xã vẫn cao hơn do sau khi gieo trồng lại thì được sự chăm sóc của người dân nên năng suất cao hơn.

- Năm 2009 năng suất giảm và thấp hơn so với bình quân của huyện, tỉnh do bệnh “ vàng lùn, lùn xoắn lá ” làm năng suất của xã giảm mạnh.

Biểu đồ 4.7: So sánh bình quân năng suất ngô của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

( Đơn vị tính: tạ/ha)

Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]

Bình quân năng suất ngô của xã năm 2007 chỉ đạt 86,96 % so với bình quân năng suất của huyện nhưng lại cao hơn bình quân năng suất toàn tỉnh đạt 109,83 %.

Năm 2008 năng suất giảm so với năm 2007 chỉ đạt 82,32 % so với bình quân năng suất toàn huyện và 103,75 % bình quân chung toàn tỉnh.

Năm 2009 bình quân năng suất của xã, huyện và tỉnh đều tăng lên. Năng suất bình quân của xã đạt 83,72 % so với bình quân năng suất toàn huyện và 110,19 % so với bình quân năng suất toàn tỉnh.

Nguyên nhân:

- Xã có một diện tích bãi bồi ven sông Lam và diện tích đất màu nội đồng thích hợp cho trồng ngô.

- Người dân đã đưa giống mới vào sản xuất nên cho năng suất cao. - Những năm gần đây còn gieo trồng ngô đông trên đất lúa, điều kiện đất mới, ít sâu bệnh nên năng suất cao hơn.

- Bình quân năng suất của xã thấp hơn bình quân năng suất của huyện là do bãi bồi ven sông Lam bị ngập lụt hàng năm khó khăn trong việc bố trí mùa vụ cũng như thu hoạch của người dân.

Biểu đồ 4.8: So sánh bình quân năng suất lạc của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

( Đơn vị tính: tạ/ha)

Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]

Bình quân năng suất lạc của xã cao hơn hẳn so với bình quân năng suất của huyện và tỉnh.

Năm 2007 đạt 117,65 % so với bình quân năng suất của huyện và 116,22 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Năm 2007 đạt 121,05 % so với bình quân năng suất của huyện và 105,31 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Năm 2007 đạt 117,07 % so với bình quân năng suất của huyện và 107,82 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Nguyên nhân:

- Xã có điều kiện đất đai phù hợp với loại hình sử dụng đất trồng lạc: bãi bồi ven sông Lam, đất phù sa nội đồng được bồi đắp hàng năm.

- Đây là cây trồng lâu năm nên người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.

- Hiện nay, người dân đưa vào sản xuất loại giống lạc mới L14 cho năng suất cao.

* Cây sắn

Biểu đồ 4.9: So sánh bình quân năng suất sắn của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

( Đơn vị tính: tạ/ha)

Nguồn [9], [10], [11], [14], [15]

Năm 2007 đạt 79,64 % so với bình quân năng suất của huyện và 71,25 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Năm 2008 đạt 81,39 % so với bình quân năng suất của huyện và 90,32 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Năm 2009 đạt 87,72 % so với bình quân năng suất của huyện và 93,75 % so với bình quân năng suất của toàn tỉnh.

Nguyên nhân:

- Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dài nên người dân ít chăm sóc.

- Đất trồng sắn chủ yếu là đất kém màu mỡ, không trồng được loại cây khác người dân mới trồng sắn.

- Giống chủ yếu là giống địa phương nên năng suất thấp.

- Sắn chủ yếu để dùng trong chăn nuôi ít dùng để bán nên người dân không chú trọng đầu tư.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w