Mức đầu tư của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 32)

Trong các hoạt động kinh tế, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện tất yếu để các nhà đầu tư hoạch định các chương trình kế hoạch của mình. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nguồn vốn có ý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi thành phần, tính chất đất cũng như môi trường tự nhiên và sinh thái của cả vùng.

* Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Lúa:

Biểu đồ 4.2 : Mức đầu tư cho LUT trồng lúa

( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)

( Nguồn: điều tra nông hộ )

Từ biểu đồ cho thấy:

So với mức đầu tư quy định của xã thì nhóm nghèo chỉ đạt 94,19 % so với mức đầu tư của xã. Nhóm trung bình đạt 99,70 %, nhóm khá – giàu có mức đầu tư cao hơn hẳn đạt 105,21 % so với quy định.

* Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Ngô:

Biểu đồ 4.3 : Mức đầu tư cho LUT trồng ngô

( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)

( Nguồn: điều tra nông hộ)

Từ biểu đồ cho thấy:

Đối với loại hình sử dụng đất trồng ngô, nhóm nghèo có mức đầu tư 10.762 triệu đồng/ha so với mức quy định của xã chỉ đạt 96,09 %. Nhóm trung bình so với quy định của xã thì cao hơn là 100,38 %. Nhóm khá – giàu cao hơn nữa đạt 102,59 % so với quy định của xã.

Biểu đồ 4.4: Mức đầu tư cho LUT trồng lạc

( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)

( Nguồn: điều tra nông hộ )

Từ biểu đồ cho thấy:

Có sự chênh lệch giữa mức đầu tư của các nhóm hộ so quy định của xã. Nhóm nghèo có mức đầu tư thấp hơn so với quy định chỉ bằng 97,59 %. Nhóm trung bình cao hơn so với quy định đạt 101,09 %. Nhóm khá – giàu đạt 103,34 % so với quy định.

Biểu đồ 4.5: Mức đầu tư cho LUT trồng Sắn

( Đơn vị tính: triệu đồng/ha)

( Nguồn: điều tra nông hộ )

Từ số liệu ở biểu đồ có thể thấy: mức đầu tư của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Cũng như có sự chênh lệch giữa mức đầu tư của từng nhóm hộ với mức đầu tư quy định của xã.

Cụ thể:

Nhóm nghèo có mức đầu tư bằng 94,05 % so với quy định của xã. Nhóm trung bình đạt 96,62 % so với quy định.

Nhóm khá – giàu đạt 106,08 % so với quy định.

Qua số liệu điều tra cho thấy giữa các nhóm hộ mức đầu tư có sự chênh lệch. Trong các loại chi phí thì giống nhau về giống, công lao động. Nhưng khác nhau về chi phí đầu tư nên chỉ so sánh về mức đầu tư giữa các nhóm hộ. Do khả năng kinh tế của các nhóm hộ khác nhau nên có sự chênh lệch về mức đầu tư. Cùng với sự chênh lệch mức đầu tư giữa các nhóm hộ thì giữa mức đầu tư quy định của xã với các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.

* Nhóm nghèo

Đây là nhóm có mức đầu tư thấp nhất. sở dĩ như vậy là do khả năng kinh tế của hộ không cho phép đầu tư cao. Tuy hợp tác xã cho tạm ứng lân và giống nhưng các chi phí khác như đạm, kali, thuốc bảo vệ thực vật thì thường mua ở đại lý nên khả năng chủ động không cao. Do các đại lý thường ít cho nợ, hoặc

có cho thì hộ cũng không đầu tư cao vì thời hạn trả nợ thường lấy vào dịp thu hoạch. Nên do tâm lý các hộ không dám đầu tư như hộ trung bình và khá, giàu.

* Nhóm trung bình

Cũng giống như nhóm nghèo các hộ trong nhóm trung bình cũng được tạm ứng lân và giống. Đây là nhóm có khả năng chủ động trong việc mua vật tư ở mức trung bình, khá. Người dân chủ động hơn nên việc đầu tư cũng thuận tiện hơn.

* Nhóm khá – giàu

Đây là nhóm có mức đầu tư cao nhất. khả năng kinh tế của nhóm này rất thuận lợi cho việc đầu tư. Khả năng chủ đông của hộ rất cao. Nếu cần đầu tư vào những thời điểm như thúc đòng, bón lót… thì hộ đầu tư kịp thời và

thường cao hơn các nhóm khác. Hơn nữa, nhận thức của hộ trong việc đầu tư cũng khác hơn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các hộ trong nhóm nghèo và trung bình.

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình đầu tư của người dân vẫn chưa hợp lý và bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Người dân thường quan tâm nhiều hơn đến các loại đất tốt và hạn chế đầu tư đối với loại đất xấu. Không chỉ vậy, do nhận thức của người dân chưa cao nên họ đã lạm dụng về phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất bị thoái hoá và kết quả sản xuất vì vậy đem lại không cao. Do đó, việc đầu tư hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w