Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính a Giá trị sản xuất của một số loại hình sử dụng đất chính của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)

b. Năng suất của một số cây trồng chính ở quy mô nông hộ

4.3.2.3 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính a Giá trị sản xuất của một số loại hình sử dụng đất chính của xã

Trên địa bàn xã có nhiều loại hình sử dụng đất nhưng chỉ có 5 loại hình luân canh phổ biến nên chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của 5 loại hình là: Lúa đông xuân – lúa mùa, lúa hè thu – ngô đông, ngô đông xuân – ngô hè thu, lạc đông xuân – ngô hè thu và chuyên canh sắn.

Bảng 4.11. Chi phí sản xuất của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ

( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm )

Loại hình sử dụng đất Chi phí sản xuất Nhóm nghèo Nhóm trung

bình

Nhóm khá- giàu Lúa Đông xuân – lúa

mùa 16,370 17,328 18,286

Lúa hè thu– ngô

đông 13,747 14,707 15,416

Ngô đông xuân – ngô

hè thu 11,124 12,086 12,582

Lạc đông xuân– ngô

hè thu 16,289 17,164 17,664

Chuyên canh sắn 4,251 4,367 4,637

( Nguồn: Điều tra và thu thập)

Số liệu ở bảng cho thấy:

* Cùng loại hình sử dụng đất thì chi phí sản xuất có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu. Do nhóm khá giàu có chủ động hơn về nguồn vốn.

* Cùng nhóm hộ nhưng chi phí sản xuất giữa các loại hình sử dụng đất khác nhau thì khác nhau.

Các nhóm hộ đều có mức đầu tư cao nhất ở loại hình sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa mùa, thấp nhất ở loại hình sử dụng đất trồng sắn. Vì lúa là cây trồng chủ lực của xã nên người dân tập trung đầu tư.

Bảng 4.12. Giá trị sản xuất của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ

( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm ) Loại hình sử dụng đất Giá trị sản xuất

Nhóm nghèo Nhóm trung bình

Nhóm khá- giàu Lúa Đông xuân – lúa

mùa 29,744 30,768 32,904

Lúa hè thu – ngô

đông 32,499 33,893 35,843

Ngô đông xuân – ngô

hè thu 33,376 34,709 36,905

Lạc đông xuân – ngô

hè thu 37,877 40,659 43,705

Chuyên canh sắn 15,792 17,250 18,138

( Nguồn: Điều tra và thu thập )

Số liệu ở bảng cho thấy:

* Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị sản xuất có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu.

* Cùng nhóm hộ nhưng giá trị sản xuất giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau.

Các nhóm hộ đều có giá trị sản xuất cao nhất ở loại hình sử dụng đất lạc đông xuân – ngô hè thu, thấp nhất ở loại hình sử dụng đất trồng sắn.

Do lạc có giá thành cao dễ tiêu thụ, ngô luân canh với lạc cho năng suất cao hơn nên giá trị sản xuất cao hơn.

Bảng 4.13. Giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ

( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm ) Loại hình sử dụng đất Giá trị gia tăng

Nhóm nghèo Nhóm trung bình

Nhóm khá- giàu Lúa Đông xuân – lúa

mùa 13,374 13,440 14,618

Lúa hè thu – ngô

đông 18,752 19,186 20,427

Ngô đông xuân – ngô

hè thu 21,353 22,623 24,323

Lạc đông xuân – ngô

hè thu 21,588 23,495 25,799

Chuyên canh sắn 11,541 12,613 13,343

( Nguồn: Điều tra và thu thập )

Số liệu ở bảng cho thấy:

* Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị gia tăng có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu.

* Cùng nhóm hộ nhưng giá trị gia tăng giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau cao nhất ở loại hình sử dụng đất lạc đông xuân – ngô hè thu, thấp nhất ở loại hình chuyên canh sắn.

Là loại hình cho giá trị sản xuất cao nhất nên lạc đông xuân – ngô hè thu cho giá trị gia tăng cao nhất, tuy có chi phí đầu tư thấp nhất nhưng loại hình chuyên canh sắn không mang lại lợi nhuận cao bởi giá thành thấp nên cho giá trị gia tăng thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w