Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1.Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 44 - 47)

5.1. Kết luận

Hiệu quả của hệ lọc

• Mức pH trung bình đầu vào (8,09) và đầu ra (8,05) nằm

trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm càng xanh.

• Tỷ lệ NH3-N và NO2-N trung bình của nước đầu vào so với nước đầu ra lần lượt là: 2 và 43,8 chứng tỏ hệ lọc và hệ thống Ozone hoạt động và có khả năng xử lý NH3-N và NO2-N.

• Tỷ lệ Vibrio tổng số nước đầu vào và đầu ra là 22812/3314 = 6,9 cũng cho thấy hệ thống Ozone hoạt động đã giết được Vibrio cùng với sự ức chế của các vi khuẩn trong hệ lọc.

• Tuy nhiên giá trị trung bình của các chỉ tiêu NH3-N, NO2-N và Vibrio tổng số trong bể ương cao, lần lượt là 0,2 mg/l, 0,32 mg/l và 22812 cfu/ml chưa đảm bảo một môi trường sống tốt cho ấu trùng. Điều này thể hiện ở kỹ thuật quản lý nhất là việc cho ăn dư thừa đã làm môi trường bể ương nhiễm bẩn tạo điều kiện cho các chỉ tiêu môi trường tăng cao và Vibrio phát triển. Về bản thân hệ lọc có thể đã vượt quá khả năng xử lý do hàm lượng các chỉ tiêu môi trường trong nước bể ương quá lớn, hệ vi sinh vật không thể nào chuyển hoá một lượng cơ chất lớn, trong khi Ozone cũng vượt quá khả năng xử lý của mình.

Biến động môi trường ở các nghiệm thức có mật độ ương khác nhau

• Giá trị trung bình nhiệt độ sáng và chiều của các nghiệm thức không có sự chênh lệch lớn, tuy nhiên giá trị này đều cao (> 300C sáng và > 31,50C chiều) và trên ngưỡng phát triển tối ưu của ấu trùng tôm cnàg xanh.

• Độ pH trung bình sáng và chiều ở các mật độ ương khác

• Sức khác nhau giữa lượng NH3-N trung bình trong các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p > 0,5). Tuy nhiên mức này trong các nghiệm thức đều vượt ngưỡng phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh.

Mối quan hệ giữa biến thái và tỷ lệ sống

• LSI của các bể ương có mật độ ương thấp (< 50 ấu trùng/lít) có chỉ số LSI phát triển ổn định nhất so với LSI của các bể có mật độ ương cao hơn (> 50 ấu trùng/lít)

• Tỷ lệ sống của các bể ương có mật độ ương thấp (<50 ấu trùng/lít) là cao nhất (15,8%) và biến thái cũng thể hiện sự phát triển tốt nhất.

Mối tương quan giữa biến thái, môi trường và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng

• Độ pH trung bình của các bể ương có mật độ ương khác

nhau đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển tối ưu của ấu trùng tôm càng xanh.

• Các chỉ tiêu (nhiệt độ, NH3-N) của các bể có mật độ ương khác nhau không thấy có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên giá trị trung bình của các chỉ tiêu này cho thấy đều vượt ngưỡng tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh.

• Biến thái ở các mật độ ương khác nhau này đều chưa tốt, có thể nói đã bị ảnh hưởng do môi trường nước ương chưa tốt. Biến thái của ấu trùng ở mật độ ương thấp là tốt nhất và tỷ lệ sống là cao nhất.

• Không thấy rõ ràng mối quan hệ giữa mật độ ương và biến

động môi trường do kỹ thuật quả lý chưa tốt đã làm cho môi trường bể ương bị ô nhiễm.

5.1. Đề xuất hướng khắc phục

 Cải tiến khâu quản lý kỹ thuật trong nhà giống đối với hệ thống ương tuần hoàn nhất là khâu cho ăn và quản lý mầm bệnh.

 Tăng dung tích bể lọc để giải quyết hệ lọc bị quá tải.

 Cần tiến hành các nghiên cứu kỹ hơn về hệ lọc: lưu tốc dòng chảy, hệ vi sinh vật, nồng độ Ozone, thể tích lọc,… để đánh giá sự hoạt động của hệ lọc chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w