Mối quan hệ giữa mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 36 - 39)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.2. Mối quan hệ giữa mật độ ương ấu trùng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng

LSI nghiệm thức 1: là nghiệm thức có mật độ ương thấp và lại có tỷ lệ sống cao nhất nhưng LSI tăng chưa tốt, cao nhất ở ngày tuổi 1-14 và thấp hơn nghiệm thức 2 từ ngày 14 về cuối chu kỳ ương (ngày 25) bằng nghiệm thức 2. Như vậy có thể thấy rằng sự phát triển tốt của ấu trùng ở giai đoạn đầu đã tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của ấu trùng ở giai đoạn sau và kết quả cho thấy là nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất.

LSI nghiệm thức 2: tăng chậm từ ngày 7-14 nhưng sao đó lại tăng vọt lên cao nhất so với các nghiệm thức kia vào ngày 15-25. Sự tăng cao hơn các nghiệm thức còn lại có thể được giải thích ở sự quan sát của chúng tôi là nhiều ấu trùng yếu đã chết đi ở giai đoạn từ 7-14 ngày tuổi do yếu tố NH3-N cao đã ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của ấu trùng. Mặc dù lượng NH3-N này đều cao ở 3 nghiệm thức nhưng do nghiệm thức 1 mật độ thưa hơn, ấu trùng có khoảng không gian rộng lớn nên khả năng thích ứng lượng NH3-N cao hơn ở nghiệm thức 2 và 3.

LSI nghiệm thức 3: thể hiện sự biến thái chậm nhất, tuy nhiên vào ngày 27 lại bằng hai nghiệm thức kia. Điều này có thể được giải thích bằng quan sát thực tế của chúng tôi do trong bể ấu trùng chết đi rất nhiều, một số ấu trùng mạnh khoẻ còn sống sót trong khi mật độ bể ương đã thưa đi nhiều và các ấu trùng này có điều kiện sống tốt hơn. LSI trong giai đoạn này biểu thị sự phát triển của một số ấu trùng khoẻ mạnh.

35.2 76.4 121.2 15.8 7.4 4.5 5.6 5.7 5.4 0 20 40 60 80 100 120 NT1 NT2 NT3 Tỷ lệ ấu trùng/lít Tỷ lệ sống Tỷ lệ post/lít

Biểu đồ 5. So sánh tương quan giữa mật độ và tỉ lệ sống

Theo kết quả tỷ lệ sống của các nghiệm thức cho thấy có sự tương quan cao (r =1) giữa tỷ lệ sống và mật độ nuôi. Tỷ lệ sống càng giảm khi mật độ cao dần (biểu đồ 5). Nghiệm thức 1 tỷ lệ sống cao nhất 15,8% và đạt 5,6 hậu ấu trùng/lít.

Tỷ lệ sống của nghiệm thức 1 (nghiệm thức cho tỷ lệ sống cao nhất) đạt được thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sống hơn 60% của một số tác giả (Ra’anna & Cohen, 1982; Ong, 1983; Mallasen & Valenti, 1998 trích bởi New và Valenti, 2000) cũng sản xuất giống trên hệ tuần hoàn. Tỷ lệ hậu ấu trùng/lít cũng thấp hơn nhiều so với sản xuất giống thương mại của Aquacop (1983) và Carvalho & Mathias (1998) với tỷ lệ hậu ấu trùng trùng đạt được lần lượt là 50 và 70 hậu ấu trùng/lít (New và Valenti, 2000).

Như vậy có thể thấy năng suất chuyển hậu ấu trùng/lít của 3 nghiệm thức khá gần nhau (biểu đồ 5). Tỷ lệ hậu ấu trùng/lít có thể xem là như nhau thì việc nuôi ấu trùng ở mật độ thấp sẽ mang lại một số thuận lợi hơn: ít tốn kém lượng thức ăn, dễ chăm sóc và quản lý trong khi đó kết quả đạt được lại cũng tốt như nuôi mật độ cao hơn.

Tỷ lệ 35 ấu trùng/lít có lẽ thích hợp hơn trong điều kiện nghiên cứu thực nghiệm, trong điều kiện sản xuất giống thì tỷ lệ này chưa thể triển khai được.

Nếu muốn nuôi ở mật độ cao hơn cần có nhiều biện pháp cải tiến khâu quản lí kỹ thuật để giảm thiểu các biến động môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w