Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương từ 50-100 ấu trùng/lít

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 41 - 42)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.2. Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và và tỷ lệ sống ở mật độ ương từ 50-100 ấu trùng/lít

ương từ 50-100 ấu trùng/lít

Bảng 4.6. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với nhiệt độ sáng (trên đường chéo) và nhiệt độ chiều (dưới đường chéo) của các kết quả về tỷ lệ sống (0C)

Các kết quả tỷ lệ sống Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 1,28 ±0,47 0,039 30,6(1)±0,41 30,3(2)±0,68 Nhóm 2 0,008 31,8(1)±0,53 31,4(2)±0,55 1,16±0,52

Biến động nhiệt độ sáng và chiều của 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).

Nhiệt độ trung bình sáng và chiều của nhóm 2 đều thấp hơn nhóm 1, buổi sáng thấp hơn 0,30C (30,6-30,3) và chiều thấp hơn 0,40C (31,8-31,4) (bảng 4.6), thêm vào đó biến động nhiệt độ trong ngày cũng thấp hơn nhóm 1 (bảng 4.6).

Như vậy qua sự biến động nhiệt độ cho thấy nhóm 1 có sự biến động nhiệt độ cao hơn nhóm 2 và ấu trùng nhóm 2 có khoảng nhiệt độ phát triển tốt hơn so với nhóm 1.

Tuy nhiên sự biến động nhiệt độ của 2 nhóm đều khá lớn cụ thể là chênh lệch nhiệt độ trung bình trong ngày đã vượt quá 10C (bảng 4.6), nhiệt độ trung bình vào buổi chiều của 2 nhóm cao trên 310C (bảng 4.6) là chưa tốt cho sự phát triển của ấu trùng

Bảng 4.7. Giá trị p của trắc nghiệm t đối với pH sáng (trên đường chéo) và pH chiều (dưới đường chéo) của các kết quả vể tỷ lệ sống

Các kết quả tỷ lệ sống Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 0,12 7,98±0,15 7,93±0,1 Nhóm 2 0,18 7,98±0,08 7,95±0,09

Sự biến động pH giữa 2 nhóm khác nhau là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Độ pH luôn nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng theo New và Shingolka (1985).

Sự khác biệt nhau về tỷ lệ sống của 2 nhóm có lẽ không liên quan đến mức pH trung bình cùa 2 nhóm do pH trung bình 2 nhóm đếu rất tốt.

Trong khi đó chỉ tiêu NH3-N trung bình lần lượt đối với nhóm 1và nhóm 2 là: 0,17±0,08; 0,24±0,11. Lượng NH3-N trung bình của nhóm 2 (nhóm có tỷ lệ sống tốt) cao hơn nhóm 1 (nhóm có tỷ lệ sống thấp). Điều này chứng tỏ thêm rằng mức NH3-N trung bình của 2 nhóm không là nhân tố chính quyết định kết quả ương, tuy nhiên theo các thảo luận ở trên thì mức NH3-N này cũng chưa tốt và chưa đảm bảo một môi trường sống tối ưu cho ấu trùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn trong sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenergii) toàn đực (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w