Tăng trưởng chiều dà

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 49 - 52)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.1.1 Tăng trưởng chiều dà

Qua phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy chiều dài trung bình của cá lăng nha ở hai nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) với mức độ tin cậy 95%. Cá được nuôi trong bể bạt có tốc độ tăng trưởng chiều dài cao hơn cá được nuôi ở ao đất

với cùng mật độ 400 con/m2.

Trong đợt sinh sản thứ nhất và thứ hai cá ở NT I (từ 6 ngày tuổi đến 27 ngày tuổi) có chiều dài trung bình là 4,19cm cao hơn NT II là 3,65cm. Tương tự, trong đợt sinh sản thứ ba và thứ tư chiều dài trung bình ở NT I là 4,22cm cao hơn NT II là 3,66cm.

Từ 6 ngày tuổi cho đến 13 ngày tuổi, cá ở NT I tăng trưởng nhanh hơn cá ở NT II. Nguyên nhân là do môi trường nước, chế độ thức ăn ở bể bạt dễ quản lý hơn ở ao đất. Nước ở ao đất đục hơn ở bể bạt nên khó quản lý thức ăn hơn.

Từ 13 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi cá tăng trưởng về chiều dài rất nhanh và sự cách biệt về tốc độ tăng trưởng giữa 2 NT là không đáng kể. Lúc này cả ao đất lẫn bể bạt môi trường nước ổn định, thức ăn được đảm bảo nên tốc độ tăng trưởng khá đồng đều.

Từ 20 ngày tuổi đến 27 ngày tuổi cá vẫn tiếp tục tăng trưởng về chiều dài nhưng sự cách biệt về tốc độ tăng trưởng giữa 2 NT được thể hiện rõ rệt. Cá nuôi trong bể bạt với yếu tố môi trường nước, chất lượng nước, thức ăn đều được đảm bảo nên tăng trưởng khá nhanh. Còn lúc này ở ao đất có lẽ do nước ao ương bị đục thường xuyên nên đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.

Đồ thị 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá lăng nha(đđợt I, II)

Theo nhận xét của chúng tôi, sự tăng trưởng về chiều dài của cá lăng nha tương đối nhanh. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của sinh vật, khi cơ thể còn non thì sự tăng trưởng về chiều dài diễn ra nhanh hơn sự tăng trọng.

Hình 4.13 Cá lăng nha 27 ngày tuổi (NT II)

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w