III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
b/ Loại kích dục tố
Thí nghiệm được thực hiện với liều lượng và loại kích dục tố như sau: - LH – RHa kết hợp với DOM, đơn vị tính trên 1kg cá cái.
Liều sơ bộ: sử dụng 30µg LH – RHa và 10mg DOM/kg cá cái. Liều quyết định: sử dụng 90µg LH –RHa và 10mg DOM/kg cá cái.
- HCG
Liều sơ bộ: sử dụng 500 UI/kg cá cái.
Liều quyết định: sử dụng 3.000 UI/kg cá cái.
3.3.3.4 Hình thức sinh sản
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật gieo tinh bán khô cho cá lăng nha.
Sau khi tiêm cần dự đoán thời gian hiệu ứng và theo dõi khi thấy cá động hớn mạnh lập tức kiểm tra cá. Bắt cá cái trước, đặt ngửa bụng, khẽ lật đi lật lại và vuốt nhẹ tay vào bụng cá nếu thấy có trứng chảy ra là có thể tiến hành gieo tinh. Tiếp đó nhanh chóng kiểm tra cá đực, do buồng tinh hình phân nhánh và lượng tinh dịch rất khó vuốt ra nên trong sản xuất phải áp dụng cách mổ lấy buồng tinh để thu tinh dịch.
Cách làm cụ thể:
Đặt ngửa bụng cá đực, chọc mũi kéo vào cạnh phía trước lỗ sinh dục 2 – 3cm, rồi rạch theo lườn bụng 5 – 6cm, lấy ngón tay trỏ khẽ vén ruột cá tới lúc thấy rõ buồng tinh nằm ở dưới thận, lấy panh gắp buồng tinh ra, lau sạch máu sau đó cho vào cối nghiền nát và cho nước muối sinh lý vào để pha loãng tinh dịch.
Cùng lúc này cân trọng lượng cá cái và vuốt trứng vào một thau sạch. Lấy tinh dịch đã pha loãng cho từ từ vào thau trứng và khuấy đều bằng lông gà. Khử trứng dính bằng dung dịch tanin rồi đem ấp trong bình weis.
Tỷ lệ đực cái cho sinh sản từ 1/2 - 1/3.
Thao tác tiến hành phải làm hết sức nhanh chóng, chuẩn bị đầy đủ, không để thời gian chết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh, giữ cá và vuốt trứng phải nhẹ nhàng, tránh làm cá bị thương. Trước khi cho thụ tinh cần kiểm tra lại sức sống của tinh trùng bằng cách xem tinh dịch dưới kính hiển vi, đảm bảo tinh trùng có chất lượng tốt để trứng thụ tinh tốt nhất. Nước sử dụng cho gieo tinh là nước sạch hoặc nước cất.
Xác định thời điểm gieo tinh.
Đối với cá cái thành thục chưa tốt, chưa vuốt được trứng thì thả lại vào bể xi măng cho nước chảy mạnh kích thích, cách một giờ kiểm tra lại độ thành thục một lần, nếu quá thời gian hiệu ứng độ ba giờ vẫn chưa vuốt ra trứng được thì nên thả cá vào ao tiếp tục nuôi vỗ.
3.3.3.5 Ấp trứng
Trứng được ấp trong bình weis, lưu tốc nước đảm bảo cho trứng đảo đều. Trong khi ấp, khoảng 2 giờ theo dõi nhiệt độ nước một lần.
Đo đường kính trứng bằng kính hiển vi. Đơn vị là mm. Sau 7 giờ xác định tỷ lệ thụ tinh.
Xác định tỷ lệ nở.
Tính thời gian phát triển phôi.
3.3.4 Ương nuôi cá bột
3.3.4.1 Chuẩn bị thức ăna/ Moina a/ Moina
Moina được vớt từ ao của trại. Trước khi cho ăn, Moina được lọc bằng vợt để
loại các địch hại của cá như bọ gạo, cá rô phi,…và rửa sạch bằng nước.
b/ Trùn chỉ
Trùn chỉ mua về được chứa trong các khay nhựa hình chữ nhật có dòng chảy liên tục. Trước khi cho ăn, trùn được rửa sạch để tránh lây lan mầm bệnh cho cá.
3.3.4.2 Ương nuôi cá bột (từ 3 ngày tuổi đến 24 ngày tuổi)
Ương trong bể composite, bể bạt, ao đất: - Ương trong bể composite (GĐ I)
Cá nở sau 3 ngày tuổi cho ăn Moina đến 5 ngày tuổi cho ăn trùn chỉ.
Vệ sinh bể và thay nước 2 lần/ngày.
- Ương trong bể bạt (NTI) và ao đất (NTII) (GĐ II)
Cá sau 6 ngày tuổi được ương ở bể bạt và ao đất với mật độ: 400 con/m2 .
Châm nước vào ao ương vào buổi sáng, vớt các địch hại trứng cóc, nhái, ếch,… Cá được hơn 10 ngày tuổi cho cá ăn thêm cá tạp hấp chín trộn với cám để giảm chi phí thức ăn và tập cho chúng ăn thức ăn này. Khi cá được 20 ngày tuổi thay dần trùn chỉ bằng thức ăn viên và cá tạp.
3.3.4.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Hằng ngày, theo dõi tình trạng hoạt động của cá và chất lượng nước trong bể composite, bể bạt, ao đất.
Mỗi ngày cho cá ăn ba lần (sáng, chiều, tối) với lượng thức ăn từ đủ đến dư. Đối với bể composite, thức ăn thừa và chất bẩn phải được siphon ra khỏi bể.
3.3.5 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng
Trong thời gian ương nuôi, định kỳ 7 ngày kiểm tra tăng trưởng của cá một lần vào buổi sáng. Không cho cá ăn vào buổi chiều hôm trước để tránh cá bị mệt, sốc, chết ảnh hưởng đến những lần kiểm tra sau và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm.
Kiểm tra ngẫu nhiên 30 cá thể của mỗi nghiệm thức.
- Đo chiều dài: sử dụng giấy kẻ ôli đo chiều dài toàn thân cá (L). Đơn vị là cm. - Cân trọng lượng: sử dụng cân điện hai số lẻ. Đơn vị là g.
Sau đó, lấy giá trị trung bình để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá.
3.3.6 Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng cá
Trọng lượng và chiều dài cá quan hệ với nhau bởi công thức của Le Gren (1951). P = aLn
Trong đó:
P: trọng lượng cá (g) L: chiều dài cá (cm)
3.3.7 Các chỉ tiêu thủy lý hóa
Theo dõi các chỉ tiêu thủy, lý, hóa hằng ngày. Độ trong: được đo bằng đĩa Secchi một tuần/lần
Nhiệt độ: đo hai lần/ngày (sáng 7 giờ, chiều 16 giờ) bằng nhiệt kế thủy ngân. Đơn vị là 0C.
Hàm lượng oxygen hòa tan trong nước (DO): đo hai lần/ngày (sáng 7 giờ, chiều
16 giờ) bằng oxy test. Đơn vị là mgO2/L.
pH được đo một tuần/lần bằng pH test.
NH3 được đo hai lần/ngày (sáng 7 giờ và chiều 16 giờ) bằng NH3 test.
3.3.8 Phân tích thống kê
Số liệu thủy lý hóa và tăng trưởng được tính theo giá trị trung bình. Sự khác biệt về tăng trưởng của cá thí nghiệm giữa các đợt khảo sát được phân tích theo phương pháp phân tích biến (ANOVA). Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Stagraphics Plus 7.0 for Windows để tính toán.