IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Kết Quả Sinh Sản Cá Lăng Nha
Phương pháp gieo tinh nhân tạo thường được áp dụng cho một số loài cá da trơn như cá tra, cá trê,.. nhưng do ở các loài cá này, tinh dịch rất khó vuốt nên phải mổ cá đực lấy buồng tinh. Vì vậy sau khi sinh sản xong chỉ có cá cái còn sống. Đây là mặt hạn chế của kỹ thuật này.
Tuy nhiên, theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), ở Trung Quốc, khi tiến
hành sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (Mystus guttatus), họ đã không giết chết con đực.
Cá sau khi mổ lấy buồng tinh được sát trùng vết thương, khâu lại ngay rồi thả vào ao nuôi vỗ tiếp, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Điều này đặt ra một vấn đề: cần có sự nghiên cứu về tỷ lệ tái thành thục của cá đực sau khi tiếp tục nuôi vỗ, tính khả thi, hiệu quả kinh tế khi áp dụng ở nước ta nhằm bảo vệ và hạn chế lãng phí tài nguyên.
Khi tiến hành sinh sản nhân tạo cá lăng nha, chúng tôi đã sử dụng 2 loại chất kích sinh sản là HCG và LH – RHa kết hợp với DOM để tiêm cho cá.
Kết quả thu được trong quá trình gieo tinh được thể hiện qua Bảng 4.2 và Bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.2 Kết quả gieo tinh cá lăng bằng LH – RH Đợt SS Nhiệt độ
(0C) Cái ĐựcSố cá SS Ptb cá cái(kg/con) (../kg cá cái)Liều lượng
I 29,5 - 31 3 1 1,57 120µg LH-RHa +10mg DOM II 30,5 - 32 3 1 2,86 120µg LH-RHa +10mg DOM III 30 - 32 3 1 2,7 120µg LH-RHa +10mg DOM IV 29 –31,5 3 1 2,47 120µg LH-RHa 9g47 100 Rụng róc +10mg DOM
Bảng 4.3 Kết quả gieo tinh cá lăng bằng HCG Đợt SS Nhiệt độ
(0C) Cái ĐựcSố cá SS Ptb cá cái Liều lượng(kg/con) (../kg cá cái) TGHƯ(giờ) TLRT(%)
I 29,5 - 31 3 1 1,68 3.500UI 12g30 -12g45 100 Rụng róc II 30,5 -32 7 2 2,65 3.500UI 10g55 -12g40 86 Rụng róc III 30 -32 7 2 2,23 3.500UI 10g45 -13g 100 Rụng róc IV 29 -31,5 5 2 2,50 3.500UI 10g15 -11g30 100 Rụng róc Ghi chú SS : Sinh sản
Ptb : Trọng lượng trung bình (g/con) TGHƯ: Thời gian hiệu ứng
TLRT: Tỷ lệ rụng trứng (%)
Qua kết quả được trình bày ở Bảng 4.2 và Bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy đợt I số cá tham gia sinh sản lần lượt là 3 con tiêm LH-RHa và 3 con tiêm HCG, tỉ lệ rụng trứng
là 100%. Chất kích thích sinh sản: LH-RHa là 120µg LH – RHa +10mg DOM, còn của
HCG là 3.500UI/kg cá cái. Ở nhiệt độ 29,5 –310C thì thời gian hiệu ứng từ 10g50 đến
12giờ45. Từ kết quả trên, theo nhận xét của chúng tôi trong đợt sinh sản này cá cái thành thục khá tốt.
Ở đợt sinh sản thứ II, cá cái tham gia sinh sản nhiều hơn (3 con tiêm LH-RHa, 7 con tiêm HCG), liều lượng thuốc như đợt I. Kết quả: tỉ lệ rụng trứng lần lượt là 100% và 86% trứng rụng hoàn toàn. Cá được tiêm bằng HCG có 1 con chưa thành thục tốt nên không rụng trứng được. Thời gian hiệu ứng cũng như đợt I.
Đợt sinh sản thứ III có 3 cá cái được tiêm LH-RHa, 7 con tiêm bằng HCG tỉ lệ rụng trứng 100%. Sự rụng trứng xảy ra hoàn toàn. Thời gian hiệu ứng 10g10 đến 13g.
Đợt sinh sản thứ IV có số cá cái tham gia sinh sản là 3 con tiêm LH -RHa, 5 con tiêm HCG , liều lượng chất kích thích sinh sản giống như trên. Tỉ lệ rụng trứng là 100%. Thời gian hiệu ứng cũng ngắn hơn (9g47 – 11g30). Điều này cho thấy độ thành thục của cá cái khá tốt trong đợt này.
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ rụng trứng của cá lăng nha qua 4 đợt sinh sản
Theo Phạm Đức Tuấn (1998; trích bởi Đào Dương Thanh, 2004) cho rằng cá
lăng (Mystus sp.) là loài cá đẻ quanh năm nhưng mùa vụ sinh sản chỉ tập trung từ tháng
4 đến tháng 9. Mai Thị Kim Dung (1998), mùa vụ sinh sản của cá lăng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, rộ nhất khoảng từ tháng 6 đến tháng 8.
Như vậy, các đợt sinh sản của chúng tôi (26/3, 21/5, 27/5 và 11/6) phù hợp với thời điểm sinh sản của những nghiên cứu trên. Do đó tỷ lệ thành thục tương đối tốt từ 86 – 100%.
Qua kết quả của 4 đợt sinh sản chúng tôi nhận thấy dùng HCG cho cá lăng nha sinh sản sẽ cho kết quả tốt hơn dùng LH-RHa.