Tăng trưởng trọng lượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 52 - 55)

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4.1.2 Tăng trưởng trọng lượng

Đợt sinh sản I và II trọng lượng cá qua các lần kiểm tra khác biệt nhau rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001).

Ở lần kiểm tra thứ nhất (cá 13 ngày tuổi), trọng lượng trung bình cá của NT I là 0,08g; NT II là 0,07g sai khác rất rất có ý nghĩa.

Khi cá được 20 ngày tuổi, trọng lượng trung bình ở NT I là 0,37g và NT II là 0,31g. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy mức sai khác rất có ý nghĩa (p<0,01).

Ở lần kiểm tra sau cùng 27 ngày tuổi, với độ tin cậy là 95%, sự khác biệt về trọng lượng rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001).

Kết quả về sự tăng trưởng trọng lượng cá được trình bày qua Bảng 4.8 và biểu diễn qua Đồ thị 4.6, Đồ thị 4.7.

Đồ thị 4.6 Tốc tăng trưởng trọng lượng của cá theo thời gian (đợt I, II)

Qua đồ thị trên, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá từ 6 ngày tuổi đến 13 ngày tuổi khá đồng đều. Từ 13 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi, tốc độ này tăng nhanh hơn các giai đoạn còn lại vì lúc này cá đã quen dần với điều kiện môi trường ương nuôi, thức ăn,.. nhưng từ 20 đến 27 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng đã có sự khác biệt rất rõ rệt giữa 2 nghiệm thức. Do ở NT I chúng ta kiểm soát được chất lượng nước tốt hơn ở ao đất (NT II) nên cá phát triển nhanh hơn.

Từ đồ thị trên cho thấy mức cách biệt về tốc độ tăng trọng lượng giữa hai nghiệm thức cao hơn đợt I. Qua phân tích ANOVA, chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng trọng lượng của cá trong NT I và NT II sai biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,01).

Như vậy, qua bốn đợt sinh sản, chúng tôi rút ra nhận xét ương nuôi cá lăng nha

ở bể bạt có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá được ương ở ao đất với cùng mật độ 400

con/m2 trong cùng điều kiện chăm sóc và thức ăn.

Hình 4.14 Thu hoạch cá lăng nha 27 ngày tuổi

4.4.2 Tỷ lệ sống

Trong quá trình ương nuôi, tỷ lệ sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc và chất lượng cá bột,.. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống của cá lăng nha được theo dõi ở hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ khi nở đến 6 ngày tuổi): đợt I là 92%, đợt II là 95%, đợt III là 94% và đợt IV là 98%.

- Giai đoạn 2 (từ 6 ngày tuổi đến 27 ngày tuổi): chúng tôi chia cá thành hai

nghiệm thức (NT I: 400con/m2, NT II: 400con/m2). Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng

giữa hai nghiệm thức sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê và tỷ lệ sống trung bình giữa hai nghiệm thức là 58% (NT I), 53,85% (NT II).

Tỷ lệ sống của cá 6 ngày tuổi và 27 ngày tuổi được biểu diễn qua Đồ thị 4.8.

Đồ thị 4.8 Tỷ lệ sống của cá lăng nha

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w