Tính chất các loại đất dự kiến quy hoạch phát triển cây Hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 84 - 86)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hoá khác.

3.4.2 Tính chất các loại đất dự kiến quy hoạch phát triển cây Hồ

Trên cơ sở thừa kế các tài liệu nghiên cứu đất trên địa bàn huyện tr−ớc đây và lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu nh− trên cho thấy: Mặc dù quy mô đất đai của huyện còn nhiều cho các điều kiện phát triển, song chất l−ợng đất đang có xu thế giảm độ màu mỡ. Phân bố và chất l−ợng đất trồng Hồi của huyện nh− sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): với diện tích 30.669 ha, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đất có độ dốc chủ yếu trên cấp II. Độ dầy tầng đất chủ yếu lớn hơn 50 cm. Đất có phản ứng chua, PHKCl 3,8 - 4,2, mùn nghèo 0,5 - 1,9. Đạm tổng số tầng mặt cao 0,12 - 0,15. Lân tổng số nghèo 0,05 - 0,07. Kali tổng số 0,5 - 0,7. Lân dễ tiêu trung bình tầng mặt giao động 6 - 9 mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo <100mg/100g đất. Hàm l−ợng cation trao đổi Ca++ 3,0 - 7,5 và Mg++ 0,2 - 1,3. Đất tơi xốp, tỷ lệ cấp hạt từ 2 - 0,02 chiếm trên 45%. Đây là loại đất hiện nay sử dụng nhiều cho trồng Hồi.

- Đất vàng nhạt trên macma axit (Fa): diện tích7.096 ha. Cũng nh− đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên macma axit có phản ứng chua PHKCl từ 3,5 - 4,0. Hàm l−ợng mùn khá 1,4 - 1,9. Đạm tổng số tầng mặt từ 0,14 - 0,18. Lân tổng số 0,03 - 0,07. Kali tổng số 0,4 - 1,2. Lân dễ tiêu khá 5 - 10 mg/100g, kali tổng số nghèo , 100mg/100g. Đất t−ơng đối tơi xốp, tỷ lệ cấp hạt từ 2 - 0,02 chiếm từ 33 - 55%, hàm l−ợng các cation trao đổi kém hơn loại đất đỏ vàng trên đá sét. Đất vàng nhạt trên macma axit (Fa) là loại đất thích hợp cho cây Hồi phát triển, loại đất này phân bố chủ yếu ở trên cấp độ dốc III và có nhiều ở các xã Văn An, Tràng Các, Tân Đoàn, Tràng Sơn...

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích 5.061 ha, loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã Tràng Phái, Tràng Sơn, Tân Đoàn... là sản phẩm phong hoá của núi đá vôi. Đất có phản ứng ít chua PHKCl 5,5. Hàm l−ợng mùn > 4%, đạm > 0,25%, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát n−ớc, tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá. Hiện tại nhân dânđang sử dụng cho trồng các loài cây dài ngày. Đã có thử nghiệm trồng Hồi trên loại đất này song do kho hạn và không giữ n−ớc tốt nên khả năng sống của cây Hồi rất kém.

- Đất vàng nhạt trên macma bazơ và trung tính (Fq): diện tích 2.860 ha, với quy mô nhỏ bé, song đây là loại đất có hàm l−ợng dinh d−ỡng cao, hàm l−ợng mùn cao, đạm, lân tổng số từ khá đến giàu. Tuy vậy đất hơi chua 4,5 - 5, và đất phân bố chủ yếu ở xã Tân Đoàn.

Nhìn chung, các loại đất xem xét trồng Hồi còn đảm bảo về quy mô, tầng dầy, cấu t−ợng đất ... Song chất l−ợng đất đang bị suy giảm. Vấn đề này chỉ khắc phục đ−ợc nếu có một cơ chế đầu t− thích hợp, đảm bảo độ che phủ và bồi d−ỡng th−ờng xuyên cho đất.

Từ kết quả đánh giá tổng hợp với 8 chỉ tiêu của các đơn vị đất đai đối với cây Hồi, kết hợp với thang phân cấp mức độ thích nghi, đã đ−a ra kết quả đánh giá và kết quả tổng hợp diện tích theo mức độ thích nghi sinh thái đ−ợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp diện tích theo mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị đất đai đối với cây Hồi khu vực Văn Quan.

Hạng thích nghi T. T Đơn vị đất Rất thích nghi (S1) Thích nghi TB (S2) ít thích nghi (S3) Hạng không thích nghi (N) 3.786,0 13.215,0 12.459,0 20.383,0 1 Fs 3.786,0 9.814,0 7.168,0 9.901,0 2 Fa 3.401,0 1.557,0 2.138,0 3 Fv 2.076,0 2.986,0 4 Fq 1.659,0 1.201,0 5 Fl 3.741,0 6 D 416,0

* Từ kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị đất đai khu vực Văn Quan đối với cây Hồi có thể rút ra một số kết luận sau:

- Quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh thái dựa trên cơ sở đặc tính các đơn vị đất đai và nhu cầu sinh thái cây Hồi với ph−ơng pháp tính điểm tổng hợp bằng bài toán trung bình nhân và phân cấp theo công thức Aivasian.

- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái đã xác định diện tích trên các mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị đất đai đối với cây Hồi: Diện tích ở mức độ thích nghi (S1) là 3.786,0 ha. Mức độ thích nghi trung bình (S2) có diện tích là 13.215,0 ha. ít thích nghi (S3) có diện tích là 12.459,0 ha và không thích nghi (N) là 20.383,0 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)