Các ngành dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 67 - 68)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

d, Các ngành dịch vụ khác.

* Ngành th−ơng mại - dịch vụ.

Thị tr−ờng hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Từ khi chuyển sang cơ chế thị tr−ờng, hệ thống th−ơng mại quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, hiện nay chỉ còn một số cửa hàng th−ơng nghiệp quốc doanh làm nhiệm vụ đại lý cho công ty của tỉnh, cung cấp những mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa. Khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và mở rộng, làm nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ hàng tiêu dùng và thu mua hàng hoá nông - lâm sản của ng−ời dân. Số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện hiện nay là 256 hộ với nhiều ngành nghề khác nhau. Giá trị tăng thêm của ngành th−ơng mại - dịch vụ năm 2003 đạt 30.614 triệu đồng.

- Về hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu đo t− nhân đảm nhận, hàng xuất khẩu chủ yếu là hoa Hồi, hàng nhập khẩu là các loại hàng tiêu dùng, máy nông nghiệp, phân bón...

- Các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, b−u điện ngày càng phát triển và nâng cao chất l−ợng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tăng tr−ởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.

Nhịp độ tăng tr−ởng bình quân trong 5 năm gần đây là 14,77%, trong đó ngành th−ơng nghiệp sửa chữa tăng 13,23%, khách sạn nhà hàng tăng 22,05%, vận tải kho bãi tăng 20,83%, b−u điện tăng 6,44%.

* Ngành tài chính - ngân hàng.

- Công tác thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Văn Quan trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp Đảng uỷ, chính quyền đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác thu chi ngân sách, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm giai đoạn 1998 - 2003 tăng 37,5%, năm 2003 đạt 13.800 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với năm 1998.

Tổng chi ngân sách địa ph−ơng bình quân hàng năm tăng 33,6%, năm 2003 tổng chi ngân sách địa ph−ơng là 12.223,5 triệu đồng, gấp 2,7 lần so với năm 1998. Đáp ứng đ−ợc nhu cầu chi th−ờng xuyên và tăng chi cho sự nghiệp kinh tế - văn hoá xã hội, chi đầu t− phát triển, góp phần nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng và cải thiện đời sống nhân dân.

Ngành ngân hàng có nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn dáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, bán sát các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, của UBND tỉnh và huyện. Hiện tại trên địa bàn huyện có một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và PTNT cấp III, ngoài chức năng kinh doanh tiền tệ còn kiêm chức năng cho vay hộ nghèo. Bình quân hàng năm tổng nguồn vốn huy động tăng 28% và d− nợ cho vay tăng 36,2%. Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 6.700 triệu đồng tăng 2,7 lần so với năm 1998.

Nhìn chung, các nguồn vốn cho vay đều sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

3.2.2.3 Cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)