Đặc tính sinh thái, phân bố của cây Hồi vμ kỹ thuật trồng hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 75 - 76)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

e. Hiện trạng các lĩnh vực văn hoá khác.

3.3.1 Đặc tính sinh thái, phân bố của cây Hồi vμ kỹ thuật trồng hồ

Cây Hồi còn có tên là Đại Hồi, Hồi tám cánh Mắc chác, tên khoa học Illicium verum Hook [39]. Là loài cây thân gỗ nhỡ lá rộng, th−ờng xanh, cây tr−ởng thành cao khoảng 10 - 15 m với đ−ờng kính ngang ngực từ 25 - 40 cm. Thân cây thẳng, tròn, vỏ cây màu xám. Tán lá hình trụ hơi tròn, hình thân đẹp, cành non có màu xanh lá cây.

Tất cả các bộ phận của cây đều có mùi thơm dịu của tinh dầu Hồi. Lá đơn mọc thành cụm ở đầu cành, dài 6 - 12 cm, rộng 2,5 - 5 cm. Lá hình bầu dục hay trứng ng−ợc, đầu lá hơi nhọn, cuống lá dài 3 - 5 cm, gân lá có hình l−ới không rõ rệt. Tuổi

thọ của lá vào khoảng 20 - 22 tháng, có khi tới 34 tháng. lá Hồi rụng nhiều vào mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Hoa mọc đơn ở nách lá có từ 6 - 9 cánh hoa màu phấn hồng. Quả Hồi th−ờng có 6 - 8 cánh (đôi khi có 11 - 13 cánh). Quả hoá gỗ và có màu nâu khi chín.

Trong một năm cây Hồi có hai đợt đâm chồi và ra cành. Đợt một vào vụ xuân (tháng 2, tháng 3) và tồn tại trong 20 - 22 tháng, đợt hai ra chồi vụ hè thu (tháng 5, tháng6 đến tháng 9, tháng 10). Mùa xuân chủ yếu là ra lá, có tới 90% lá ra vào mùa này. Vụ hè thu ra ít chồi, chiếm khoảng 5% tổng số chồi ra trong năm.

Cây Hồi ra hoa đậu quả rất phức tạp. Vụ hoa tháng 4 th−ờng không đậu quả, vụ hoa tháng 7 - 8 cho thu hoạch vào tháng 4 và tháng 5 năm sau. Vụ hoa thứ ba th−ờng lẫn với vụ hoa thứ hai vào tháng 8 - 9 và thu hoạch vào tháng 9 tháng 10 năm sau. vụ hoa tháng 7 tháng 8 th−ờng kéo dài trong 3 đến 4 tuần. Đến tháng 10 tháng 12 quả Hồi đã đạt kích th−ớc gần nh− tối đa. Qua mùa Đông, đến mùa Xuân quả Hồi tăng rất ít về kích th−ớc cũng nh− trọng l−ợng. Đến tháng 4 - 5 quả chín th−ờng đ−ợc thu hoạch vào giữa tháng 4 gọi là Hồi tứ quý, quả vụ này th−ờng có cánh cong. Đợt ra hoa vào tháng 8 - 9 quả chín vào tháng 9 - 10 năm sau gọi là vụ Hồi mùa, quả vụ này có cánh thẳng hơn. Trong một năm có hai đợt quả rụng nhiều, đợt rụng quả trong mùa Đông đôi khi do ảnh h−ởng của s−ơng muối. Thông th−ờng ng−ời ta vẫn tận thu các quả rụng này.

Hồi ra hoa nhiều, khoảng 80% số hoa phát triển trên các chồi mới hình thành vụ xuân. Hoa rất ít ra trên các chồi nhủ qua Đông, do đó năm nào chồi xuân ra chậm thì vụ hoa cũng chậm lại. Tỷ lệ đậu quả của Hồi chỉ khoảng 14 -15 % tổng số hoa. Quả Hồi vụ mùa th−ờng nặng hơn quả Hồi vụ tứ quý khoảng 30%. Thông th−ờng cứ 2 - 3 năm Hồi sai quả một lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện văn Quan - tỉnh Lạng Sơn (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)