Đánh giá nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu 81 Kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất thiể bị điện (Trang 51 - 53)

. Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ và được mở thành hai tài khoản cấp 2: TK 6111-Mua nguyên liệu, vật liệu

2.3.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu:

Đối với những nguồn cung cấp khác nhau thì việc đánh giá vật liệu cũng khác nhau. Do vật liệu là tài sản lưu động nên đòi hỏi phải được đánh giá theo giá thực tế. Song, để thuận lợi cho công tác kế toán vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán.

Nhưng thực tế tại Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện thì kế toán chỉ sử dụng giá thực tế để hạch toán.

- Đối với nguyên vật liệu nhập kho :

+ Giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn từng lần nhập ( không bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ ). Đến cuối tháng, khi đã tập hợp được chi phí thu mua, kế toán sẽ phân bổ chi phí cho từng lần nhập.

+ Giá thực tế nhập kho của vật liệu thuê ngoài gia công chế biến : như tôn silic, xí nghiệp đưa đi nhà máy cơ điện Việt - Hùng để gia công thì giá thực tế của của vật liệu gia công nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất kho để đưa đi gia công cộng với chi phí thuê gia công.

+ Giá thực tế nhập kho của vật liệu do công ty điều chuyển để sản xuất được tính bằng giá ghi trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của các cửa hàng chuyên doanh của công ty.

- Đối với vật liệu xuất kho :

Giá thực tế của vật liệu xuất kho xí nghiệp tính theo giá nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này, xí nghiệp xác định đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó, căn cứ vào số lượng vật liệu xuất ra để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc : tính theo đơn giá nhập trước đối với lượng vật liệu xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Cứ như thế, cuối tháng kế toán tính ra đơn giá thực tế của vật liệu tồn kho.

Ví dụ minh hoạ : Tại một doanh nghiệp A, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế có số liệu :

Tồn đầu kỳ : 100 Kg vật liệu X - đơn giá : 2.500 đ/Kg. Trong đó tháng 5/N, vật liệu X biến động như sau : Ngày 3/5 : Xuất 50 Kg để sản xuất sản phẩm. Ngày 4/5 : Nhập 80 Kg, giá mua 2.200 đ/Kg. Ngày 8/5 : Xuất 100 Kg để tiếp tục chế biến. Ngày 10/5 : Xuất 20 Kg cho sản xuất.

( Xem bảng số 2.1: Bảng tính giá vật liệu xuất kho theo giá nhập trước-xuất trước).

Bảng số 2.1: Bảng tính giá vật liệu xuất kho theo giá nhập trước - xuất trước.

Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn

SH NT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Tồn đầu kỳ 100 2.500 250.000 3/5 Xuất vật liệu 50 2.500 125.000 50 2.500 125.000 4/5 Nhập 80 2.200 176.000 50 2.500 125.000 8/5 Xuất 50 50 2.500 2.500 125.000 110.000 30 2.200 66.000 10/5 Xuất 20 2.200 44.000 10 2.200 22.000 Cộng phát sinh 80 176.000 170 404.000 Tồn cuối kỳ 10 20.000

Một phần của tài liệu 81 Kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất thiể bị điện (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w