Kết luận, tồn tại vμ kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng hạt lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (Trang 72 - 76)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

Kết luận, tồn tại vμ kiến nghị

6.1- Kết luận

Qua phân tích kết quả chúng tôi đi đến một số kết luận :

1) Chúng tôi đã xác định đ−ợc loài sâu ăn hại lá Keo tai t−ợng là Bọ lá xanh tím Ambrostoma sp. thuộc họ Bọ ăn lá Chrysomelidae, Bộ Cánh cứng

Coleoptera.

2) Sâu tr−ởng thành có một số đặc điểm nỏi bật sau đây:

Con cái thân dài 5-8mm, rộng ≈4mm. Con đực nhỏ và thon hơn một chút, toàn thân màu xanh đen ánh tím. Râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt. Miệng gặm nhai, hai hàm trên phát triển cong vào nhau, cuối hàm lõm vào và có màu đen. Râu hàm d−ới và môi d−ới có 4 đốt màu nâụ Trên đỉnh đầu có một vết lõm và một rãnh chạy dọc. Đầu tròn và nằm thụt sâu vào mảnh l−ng ngực tr−ớc. Mảnh l−ng ngực tr−ớc nhô lên, xung quanh có gờ (viền). Trên mảnh l−ng ngực tr−ớc có nhiều chấm lõm nhỏ. Hai mép bên của mảnh l−ng ngực tr−ớc nhô ra ở giữa và lõm ở phía tr−ớc và phía sau, góc sau hơi nhọn.

3) Thời gian sống của sâu tr−ởng thành từ 45-74 ngàỵ

4) Trứng: Trứng hình thoi đầu nhọn, dài 2mm, rộng 0,5mm màu trắng sữa và có thể biến đổi màu sắc theo thời gian. Thời gian phát triển phôi thai 25-60 ngàỵ

5) Sâu non: Dài 7,5-8 mm, rộng 3mm, trên thân có nhiều lông đen, đầu và 3 đôi chân ngực màu nâu vàng. Mảnh l−ng tr−ớc màu nâu đen, hai bên s−ờn và dọc trên l−ng có các chấm nâu đen. Sâu non có 3 đôi chân ngực phát triển.

6) Nhộng: Ch−a nghiên cứu đ−ợc.

7) Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã xác định đ−ợc vị trí đẻ của sâu tr−ởng thành ở trên cành, tập tính đẻ trứng, số cành có trứng và tỷ lệ trứng trong một cành.

8) Kết hợp với điều tra ngoài rừng chúng tôi nuôi sâu trong phòng và giải phẫu biết đ−ợc tỷ lệ đực là 60%, cái là 40%.

9) Chúng tôi đã lập ph−ơng trình t−ơng quan giữa chiều dài (D), chiều rộng (R) với số l−ợng trứng (S) của mỗi con cái;

S = -662,9194 + 106,7475 .D r = 0,727234 S = - 56,85641 + 49,75998.R r = 0,736289

10) Bọ lá xanh tím hại keo thích gây hại trên loài Keo tai t−ợng nhất (74,6%), sau đó đến keo lá tràm (25,3%), hiện tại Keo lai không bị chúng gây hạị

11) Bọ lá xanh tím ăn hại lá keo tập trung gây hại trên những lá keo bánh tẻ (58,82%), những lá bị bệnh chúng không gây hạị

12) Bọ lá xanh tím tập trung gây hại ở phần giữa cành và ngọn cành. ở

phần giữa tán có mật độ sâu gây hại nhiều hơn phần d−ới tán và trên tán. 13) Để hoàn thành giai đoạn sâu tr−ởng thành, sâu bọ lá hại lá keo cần một l−ợng thức ăn từ 2-3 lá Keo tai t−ợng. L−ợng lá cây mà 1 cá thể tr−ởng thành gây hại là 1,23 cm2/ngày đêm.

14) Số l−ợng Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng có quan hệ chặt với các chỉ tiêu sinh tr−ởng của lâm phần. Các cây có đ−ờng kính lớn, tán lá rộng và nhiều thì sâu tr−ởng thành tập trung gây hại trên đó càng lớn.

15) Bọ lá xanh tím có sự biến động về mật độ, số l−ợng theo các lần điều tra và theo địa hình. Mật độ sâu giảm dần từ thứng 4 đến tháng 6. H−ớng Đông Nam là h−ớng có mật độ sâu cao hơn h−ớng Tây Bắc.

16) Căn cứ vào mức độ ăn hại của một con sâu tr−ởng thành, chúng tôi sơ bộ xây dựng đ−ợc cấp gây hại căn cứ vào số l−ợng sâu tr−ởng thành.

17) Bọ lá xanh tím có thiên địch là Ong ký sinh trứng Elasmus sp., Bọ ngựa, Kiến, chim... . Tỷ lệ trứng bị ký sinh là 18,18%.

18) Xác định đ−ợc bảng tra sinh khối lá cây, mật độ gây hại và ng−ỡng gây hại cho loài sâu bọ lá ăn hại lá Keo tai t−ợng tại huyện Phú L−ơng tỉnh Thái Nguyên.

19) Thuốc Dipterex nồng độ 1% có tác dụng phòng trừ sâu bọ lá ăn hại lá Keo tai t−ợng tốt nhất với tỷ lệ chết đạt 93,%.

20) Đề ra một số biện pháp phòng trừ sâu bọ lá ăn hại lá Keo tai t−ợng: Biện pháp cơ giới, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và ph−ơng pháp hoá học.

6.2- Tồn tại

Sau khi hoàn thành xong đề tài tôi nhận thấy có một số tồn tại sau: - Do thời gian còn hạn hẹp và nhiều yếu tố khác nên đề tài ch−a giải quyết đ−ợc triệt để các vấn đề sinh học của sâu bọ lá ăn hại lá Keo tai t−ợng thuộc Bộ Cánh cứng Coleoptera nh− giai đoạn sâu non, giai đoạn nhộng và ảnh h−ởng của các nhân tố sinh thái đến tốc độ phát triển của sâu non và nhộng, tới sự phân bố và tỷ lệ sống chết của sâụ

- Dụng cụ nuôi sâu còn thiếu nên gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra theo dõi đặc tính sinh vật học của sâụ

- Chúng tôi mới chỉ khảo nghiệm thuốc trừ sâu trên quy mô nhỏ nên ch−a thu đ−ợc kết quả caọ

Địa bàn nghiên cứu rộng nên chúng tôi ch−a khảo sát đ−ợc hết tình hình sâu bệnh của toàn huyện.

6.3- Kiến nghị

- Bọ lá xanh tím hại Keo tai t−ợng là loài mới gây hại và cũng là loài mới đ−ợc phát hiện ở Thái Nguyên nên cần có những nghiên cứu tiếp về đặc điểm sinh vật học của loài sâu nàỵ

- Loài sâu này khi phát dịch th−ờng có số l−ợng lớn nên cần nghiên cứu sâu hơn về biến động quần thể để có biện pháp phòng trừ chúng kịp thờị

- Đây là loài sâu mới chỉ xuất hiện và gây dịch ở huyện Phú L−ơng tỉnh Thái Nguyên nên có những biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm ngăn chặn loài sâu này khỏi sự lây lan.

- Nghiên cứu điều tra các biện pháp phòng trừ loài sâu bọ lá ăn hại lá Keo tai t−ợng có hiệu quả mà không làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái

cũng nh− sự sinh tr−ởng phát triển của cây rừng là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà quản lý sâu bệnh hại rừng.

- Cần có những trang thiết bị hiện đại và đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu về loài sâu này đạt hiệu quả caọ

- Cần nghiên cứu kỹ công tác chọn giống cây trồng phù hợp cho công tác trồng rừng tại huyện Phú L−ơng nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại rừng. Nên áp dụng ph−ơng thức nông lâm kết hợp (Keo + Chè; Keo + cây bản địa,…).

tμi liệu tham khảo

Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng hạt lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)