I Bộ cánh cứng Coleoptera
5.6- Kết quả thử nghiệm một số thuốc trừ sâu
Sâu Bọ lá xanh tím ăn hại lá Keo tai t−ợng thuộc Bộ Cánh cứng Coleoptera có đặc điểm là các pha trứng, sâu non, nhộng đều sống trong cành keo mà chỉ có pha tr−ởng thành mới ăn hại lá và gây thành dịch nên chúng tôi thử nghiệm một số thuốc trừ sâu đối với pha tr−ởng thành.
a) Thuốc Bi58
- Tên khác: Dimethoate, Rogos, Roxion, Fostion
- Tên hoá học: O, O-Dymethyl S-methylearba - moylmethyl phosphorodithieatẹ - Công thức: C5H12NO3 PS2 (229.2).
- Đặc tính lý hoá: Bi58 là tinh thể không màu, điểm nóng chảy 51-520C, áp suất hơi 1,1 mpa (250C) có khả năng hoà tan ở 210C là < 25g/lít, bền trong môi tr−ờng lỏng có pH từ 2-7, không hỗn hợp với thuốc có tính kiềm bị phân huỷ bởi nhiệt.
- Cơ chế tác động: tiếp xúc, nội hấp. Pha với nồng độ 0,5 hoặc 1% để diệt các loài sâu miệng chích hút, gặm nhai… nên phun vào buổi sáng và phải có bảo hộ lao động phòng thuốc xâm nhập vào ng−ờị Liều l−ợng sử dụng 300-700/hạ
b) Thuốc Bassa
- Tên gọi khác: Fenobucarb, Baycarb, Osbac BPMC - Tên hoá học: 2.Sec - butylphenyl methyl carbametẹ - Công thức: C12H17NO2 (207.3)
- Đặc tính lý hoá: Bassa nguyên chất có điểm nóng chảy 31-320C ở dạng kỹ thuật là chất lỏng màu vàng hay xám đỏ khả năng hoà tan trong n−ớc ở 300C là 610 mg/lít n−ớc. Không bền trong môi tr−ờng kiềm và axid đặc.
- Cơ chế tác động: nội hấp, tiếp xúc. Pha với nồng độ 1% để phòng trừ sâu có miệng chích hút, liều l−ợng sử dụng 500g/ha (200-250 lit/ha).
c. Thuốc Dipterex
- Tên gọi khác: Neguron, Tugon
- Tên hoá học: Dimethyl 2.2.2-Trichloro-1-hydroxyetthyl phosphonate - Công thức: C4 H8Cl3O4P (257.4)
- Đặc tính lý hoá: Là dạng bột tinh thể không màu điểm nóng chảy là 83 –840C, áp suất hơi 10mpă200C) khả năng hoà tan trong n−ớc ở 520C là 154kg/lít n−ớc, tan trong benzen, bị phân huỷ bởi n−ớc nóng và ở pH = 5,5.
- Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc. Sử dụng chủ yếu ở dạng th−ơng phẩm Dipterex 50 EC để phòng trừ hầu hết các loại sâu ăn lá cây trồng. Liều l−ợng sử dụng từ 500 đến 1200g/ha (200-250 lít/ha). Không trộn thuốc này với các loại thuốc có tính kiềm.
Do điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ bố trí thí nghiệm ở quy mô nhỏ, phun thử nghiệm 3 loại thuốc Bi 58, Bassa và Dipterex ở 2 nồng độ thuốc 0,5% và 1% phun vào pha tr−ởng thành, mỗi thí nghiệm chúng tôi bố trí 3 mẫu và có cả công thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm sau khi đ−ợc tính toán đ−ợc thể hiện trong biểu sau:
Biểu 5-19: Kết quả thử nghiệm thuốc trừ sâu diệt Bọ lá xanh tím
Loại thuốc Nồng độ 0,5% Nồng độ 1% Bi 58 89 94 Bassa 82 90 Dipterex 90 96
Qua biểu 5-19 chúng ta dễ dàng nhận thấy trong các loại thuốc hoá học chúng tôi sử dụng ở trên thì loại thuốc có cơ chế tác động là tiếp xúc, vị độc hay nội hấp.... đều cho tỷ lệ sâu chết cao (82%-96%). Với nồng độ sử dụng 1% tỷ lệ sâu hại bị chết đều cao hơn nồng độ 0,5%. Trong số 3 loại thuốc thử nghiệm Dipterex có hiệu lực cao nhất, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn
lắm so với 2 loại thuốc nội hấp. Có thể sử dụng cả 3 loại thuốc trên để tiêu diệt Bọ lá xanh tím tr−ởng thành và trứng của chúng.