2 ảnh h−ởng của các loài thiên địch đến Bọ lá xanh tím

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng hạt lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (Trang 52 - 54)

I Bộ cánh cứng Coleoptera

5.4. 2 ảnh h−ởng của các loài thiên địch đến Bọ lá xanh tím

Thiên địch có vai trò quan trọng trong sự sinh sản và phát triển hàng loạt của sâu hại, nhất là đối với các loài sâu ăn lá cây rừng thì vai trò của thiên địch lại càng trở nên có ý nghĩa, nhiều khi chúng có tác dụng kìm hãm sự bùng phát dịch sâu ăn lá. Các loài thiên địch có ảnh h−ởng đến số l−ợng và chất l−ợng của sâu hạị

∗ Đối với sâu tr−ởng thành

Do sâu tr−ởng thành ăn lá keo rất ít bay nên chúng dễ dàng trở thành con mồi của các loài nhện, bọ ngựa, kiến, chim. Sâu tr−ởng thành có tính giả chết nên có thể bằng cách này thoát thân, tuy nhiên nếu khi thả mình rơi xuống d−ới chúng có thể sẽ v−ớng vào mạng nhện và bị nhện ăn thịt. Trong rừng keo tai t−ợng có khá nhiều nhện nh−ng do thời gian có hạn chúng tôi không có điều kiện để tìm hiểu sâu về mối quan hệ của nhện với Bọ lá xanh tím.

∗ Đối với trứng

Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã điều tra, quan sát trên các ô tiêu chuẩn và thu thập những cành có trứng về nuôi trong phòng và phát hiện thấy loài thiên địch ký sinh trứng của Bọ lá xanh tím là: Ong ký sinh trứng (Elasmus sp.), thuộc họ Elasmidae, tổng họ Chalcidoidea.

Hình 5.11: Ong ký sinh trứng Bọ lá xanh tím

Ong tr−ởng thành thân dài 7mm màu xanh đen. Râu đầu hình chuỳ đầu gối có 12 đốt, gốc của 2 râu đầu nằm gần sát nhaụ Mắt kép to màu nâu, có 3 mắt đơn màu đen xếp thành hình tam giác ở đỉnh đầụ

Đốt ngực tr−ớc hình tam giác có ngấn lồi chạy dọc. Đốt ngực giữa có rãnh chạy dọc l−ng tạo thành 2 phần nhô lên.

Cánh tr−ớc dài 2,2mm, mạch 2 ngắn. Hai cánh trong suốt có nhiều lông tơ nhỏ. Cánh tr−ớc lớn hơn cánh sau khi không bay cánh đặt dọc trên l−ng.

Bụng dài 2,5mm, ống đẻ trứng dài 2,3mm phía giữa ống đẻ trứng có 1 khoang màu trắng xám.

Các đốt đùi và đốt ống chân tr−ớc, chân sau màu nâu đen. Riêng đốt ống chân giữa màu vàng nhạt. Ong tr−ởng thành sau khi vũ hoá bò rất nhanh, ít baỵ Khi bắt bật nhanh.

- Sâu non: Dài 3mm màu trắng đục, miệng màu nâu vàng phía cuối thân màu vàng xám, khi mới nở rất yếu ớt. Sâu non phân chia đốt rõ ràng, không có chân ngực và chân bụng.

- Nhộng: Dài 2,3mm, màu trắng đục, 2 mắt kép màu nâu đen, miệng gặm nhai có màu màu hơi vàng. Mầm cánh kéo dài v−ợt quá 1/2 thân, mầm râu đầu chia đốt rõ ràng màu hơi vàng.

Kết quả xác định tỷ lệ ký sinh đ−ợc thể hiện ở biểu sau:

Biểu 5-11: Kết quả theo dõi Ong ký sinh trứng Bọ lá xanh tím

TTcành có trứng Số trứng nuôi Số trứng bị ký sinh Tỷ lệ % 1 216 30 13,90 2 183 26 14,20 3 246 46 18,70 4 206 250 24,20 5 177 35 19,70 TB 205 26,4 18,18

Qua Biểu 5-11 cho ta thấy số l−ợng trứng bị loài ong này ký sinh t−ơng đối lớn đạt tới 18,18% số trứng có trong cành. Tỷ lệ số trứng bị ký sinh cũng làm hạn chế sự bùng phát của loài sâu hại này, do đó cần có biện pháp làm tăng số l−ợng ong ký sinh nhằm bảo vệ sự cân bằng sinh thái cho rừng Keo tai t−ợng tại huyện Phú L−ơng tỉnh Thái nguyên.

Nhìn chung thành phần thiên địch của sâu ăn lá keo thuộc Bộ cánh cứng không nhiều nh−ng chúng cũng đóng vai trò tích cực trong việc hạn chế sự phát sinh, phát triển số l−ợng của loài sâu hại nàỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc bộ cánh cứng hạt lá keo và những phương pháp phòng trừ chúng tại huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)